Chương 193: Cuộc chiến không tiếng súng
Chừng hơn chục ngày sau khi chiếm được Luy Lâu, Phạm Cự Lượng mua rất nhiều xe gạch của dân quanh thành chở về thay vì đem từ phủ Thiên Đức sang. Hơn chục thuyền lớn nhỏ lần lượt chở xi măng, đá vụn đến không phải để gia cố thành luỹ mà xây dựng hệ thống phòng thủ mới.
350 tù binh cùng bộ binh Thiên Đức tiến hành xây một lượt 6 lô cốt bê tông hình rẻ quạt ở hướng Tây và Tây Bắc. Các lô cốt xây hình trụ, có nhiều lỗ thông gió nhỏ, tường dày bốn hàng gạch, bề mặt trơn nhẵn, cao hai trượng, lòng bên trong đủ chứa tối đa 5 binh sĩ trực gác cùng lúc hoặc 3 binh sĩ kẻ nằm người ngồi. Trên đỉnh lô cốt có mái che hình chóp nhọn, lợp ngói đỏ tươi.
Các lô cốt không có cửa ra vào nổi trên mặt đất mà nối với thông đạo xây hình mái vòm chạy thẳng về gần gần hào nước bên ngoài thành, cách lô cốt từ 80 đến 100 trượng. Trong quá trình xây dựng, liếp tre được dựng lên che kín, thông đạo xây xong thì lấp đất phủ lên. Binh sĩ đến phiên gác từ trong thành đi ra, xuống theo lối thông đạo đến lô cốt.
Chương đã biến tấu những lô cốt còn sót lại từ thời c·hiến t·ranh cậu từng thấy khi còn là sinh viên. Bởi chưa có đèn chiếu sáng, lo đối phương tiềm nhập s·át h·ại binh sĩ nên Chương mới xây lô cốt có lối đi chìm là vậy. Thậm chí quanh lô cốt còn đào nhiều hầm chông, đặt cự mã, trồng nhiều bụi mây gai.
Binh sĩ trong lô cốt được trang bị súng hoả mai kèm 3 lựu đạn gốm. Những lô cốt này trở thành chốt tiền tiêu của thành Luy Lâu, quân Siêu Loại nhiều lần đột nhập nhưng không được, nhiều người bị sập bẫy chông.
Lý An từng đôi ba lần dùng pháo đá đội mưa xuống nhưng chỉ làm vỡ mái ngói. Cự Lượng bèn thay mái ngói bằng mái tranh, tre và cả tấm bê tông cốt sắt khiến đối phương nản mà từ bỏ việc t·ấn c·ông các lô cốt này. Sau Tết, Cự Lượng xây thêm 3 lô cốt ở mé Tây Nam, nâng tổng số lên 9, giúp cho tầm bao quát của thành Luy Lâu mở rộng ba hướng, kiểm soát tình hình tốt hơn.
Trại tạm thuỷ quân bên bờ sông Dâu cũng được xây ba lô cốt kiên cố để đặt hàng chục khẩu thần công kiểm soát mặt sông.
Thấy tác dụng của lô cốt phòng thủ, quân Thiên Đức bắt đầu xây hàng loạt lô cốt lớn, chứa được hai chục binh sĩ, trải dài từ thành Luy Lâu về đến tận tường thành. Mỗi lô cốt như vậy cách nhau hơn trăm trượng, lối ra vào thông xuống sông Dâu.
Năm tháng kể từ lúc thành Luy Lâu thất thủ, quân Siêu Loại mất luôn quyền kiểm soát hai bờ sông Dâu. Thuyền bè từ phủ Thiên Đức đến Luy Lâu thuận lợi, giữa dòng mà đi thay vì dạt về một bên tránh pháo như trước đó. Những lô cốt như những cái gai cắm vào đất Siêu Loại, Lý An muốn nhổ bỏ không được.
Nhờ có hàng chục lô cốt như vậy, quân Thiên Đức kiểm soát được ruộng đất gần bờ sông. Dân Siêu Loại trồng lúa hay hoa màu gần các lô cốt này đều không bị ngăn cản. Tiếp sau đó, quanh lô cốt lại mọc lên nhiều căn nhà lợp mái tranh, tạo thành cách điểm đồn trú. Mỗi điểm đồn trú như vậy có từ sáu đến tám chục binh sĩ.
Lý Lệnh công muốn kết liên minh với bên Tế Giang để dùng thuỷ binh đánh quân Thiên Đức. La Lệnh công thử một lần, mất hơn ba trăm binh sĩ khi có ý định hợp lực đánh thành Luy Lâu từ hướng sông Dâu trong khi còn chưa chạm mặt đối phương. Sau đận ấy, La Lệnh công không tiếp sứ giả của Lý Lệnh công cử đến nếu bàn định về việc đánh quân Thiên Đức nữa.
Thành mất là một lẽ, cuối năm mùa màng thất bát cũng là nguyên do khiến La Lệnh công không muốn động binh, dân chúng oán thán. Thêm một việc chi bằng bớt một việc.
Thượng tuần tháng 12 năm Thiên Đức 28, Siêu Loại có tình trạng thiếu lương thực, quân Siêu Loại bị giảm khẩu phần ăn gần phân nửa. Giá lương thực và nhu yếu phẩm tăng cao khiến Lý Lệnh công hao tài lực. Bấy giờ việc thông thương của quân đều phải tiến hành theo lối trấn Hải Đông, châu Nam Sách hoặc bên Tế Giang. Thương nhân ở các vùng này lợi dụng cơ hội bắt chẹt quân, dân vùng Siêu Loại. Lương thảo thiếu hụt trong khi phải huy động 2 vạn binh mã, không tăng gia sản xuất được là bao khiến quân Siêu Loại nhất thời lâm cảnh khốn khó.
Lý An tìm cách vượt Linh Sơn đánh Thiên Đức nhưng các lối mòn thượng đạo đều bị quân Thiên Đức xây công sự nửa chìm nửa nổi ở lưng chừng, dựa thế ỷ dốc mà chống nên không tài nào vượt qua được.
Trung tuần tháng 12 trời rét căm căm, Tết đã cận kề mà dân thiếu ăn. Lý Lệnh công buộc phải mở kho lương dự trữ, bán cầm chừng cho bách tính Siêu Loại. Tại các đình, chùa trong vùng đều có nơi phát chẩn cứu tế. Quân thiếu lương mà Lý Lệnh công phải mở kho là cớ làm sao?
Nguyên do cũng là tại quân Thiên Đức cả.
Thấy bách tính lân cận Luy Lâu thiếu ăn do giá lương thực tăng cao, quân Thiên Đức mở các điểm bán gạo, ngũ cốc bằng với giá trung tuần tháng 9. Dân trong các làng xếp hàng đến mua, quân Thiên Đức không bán nhiều, mỗi người chỉ được mua 2 cân gạo và 3 cân ngũ cốc.
Nữ binh Thần Vũ chịu trách nhiệm đứng bán lương thực, thái độ vô cùng niềm nở, luôn miệng cảm tạ bách tính Siêu Loại đã xếp hàng.
Song song với đó, tại chùa Diên Ứng, quân Thiên Đức th·iếp lập một điểm phát chẩn dành cho người già, em nhỏ. Mỗi người được nhận 3 lạng gạo, 1 cân ngũ cốc. Gần bên có hàng chục nồi cháo lớn được nấu ngày hai lần phát miễn phí cho người già, phụ nữ, trẻ em.
Quân Thiên Đức còn ưu ái cho đàn bà mang thai, họ sẽ nhận trợ cấp 1 lần gồm 1 lít sữa dê, 5 cân gạo, 10 cân ngũ cốc. Tất cả đều ghi sổ sách biên nhận rõ ràng.
Nữ binh Thần Vũ luôn tay từ sớm tới chập tối, hết nấu cháo lại phát lương. Chương yêu cầu nam nhân trong quân Thiên Đức chỉ lo giữ trật tự, không tham gia phát chẩn. Tận dụng việc phát chẩn, quân Thiên Đức không ngừng tuyên truyền chính sách. Đặc biệt, tất cả trẻ em từ 7 - 13 tuổi sẽ được học miễn phí trong khuôn viên chùa Diên Ứng.
Dân kéo đến mỗi ngày một đông, người mua lương thực, kẻ đến nhận phần từ sớm tới đêm. Trước tình cảnh này, Lý An đề đạt lên Lý Lệnh công bởi nếu không phát chẩn, bán lương giá thấp thì lòng dân ắt sẽ hướng về Thiên Đức hết cả.
Lương thảo của Lý Lệnh công không thể nhiều như Thiên Đức bởi vậy phải phát cầm chừng, bán nhỏ giọt, cách nhật.
Cuộc chiến không tiếng súng, không hò reo xung phong, không chiến tuyến cứ vậy mà bắt đầu. So về tài lực có lẽ Lý Lệnh công không thua Chương, thậm chí nhiều gấp đôi. Tuy nhiên khi đói kém, bạc vàng không đem ra ăn được.
Phàm ở đời dân đói ắt sẽ loạn.
Lý An nhận ra rằng nhiều làng mạc gần Luy Lâu sớm muộn rồi sẽ mất về quân Thiên Đức, đôi ba lần cho quân đến bố ráp bắt lính, tránh cho họ gia nhập vào quân đối phương liền bị quân Thiên Đức đổ đến đánh đuổi đi.
Sau Tết Nguyên đán, Lý An buộc phải dàn quân đóng trại cách bờ sông Dâu đến hơn ba dặm, tạo thành ranh giới chia cắt hai bên, chấp nhận sự thật hai phần mười đất đai nằm trong tầm kiểm soát của quân Thiên Đức. Đồng thời Lý An gửi thư đến nhiều nơi đề nghị kết liên minh đánh Thiên Đức, chỉ ra các mối nguy tiềm tàng song chẳng nhận được phản hồi nào, bởi họ còn căng mình lo cho bách tính trong vùng kiểm soát.
-Cứ thế này Siêu Loại ắt rơi vào tay thằng tiểu tử đó mất, nó như con sâu ăn lá, gặm nhấm từng chút một. Chả lẽ ta để nó tác oai tác quái như vậy sao?
Nghĩ vậy, biết vậy nhưng Lý An lực bất tòng tâm, Lý Lệnh công lớn tuổi lại an phận thủ thường khiến Lý An cũng đôi phần chán nản. Trong khi đó tính mạng vợ con giờ chẳng biết ra sao, đồ rằng Chương sẽ không đối xử tệ bạc nhưng không vì thế mà cảm thấy an lòng.
Nói về Lý phu nhân sau khi đến phủ Thiên Đức thì ở cùng với Lam Khuê, hàng ngày ẵm bồng cháu gái. Chương thường xuyên kể chuyện trong bữa ăn, và rằng Lý Sứ tướng vẫn khoẻ. Lý phu nhân biết hai bên dùng tiền bạc mua lòng dân thay vì gươm đao cũng yên lòng phần nào.
Lý Công Thành thì khác, anh ta bị quản chế rất chặt ở trang trại chăn nuôi lợn một thời gian dài. Chương đã giải thích với Lý phu nhân rằng, Công Thành dù biết binh pháp, cũng là tiểu tướng, lại là nghĩa huynh của Lam Khuê nhưng Chương muốn nhân dịp này để Thành chịu thiệt một phen.
-Mẹ cứ an lòng, con không ghét bỏ gì cậu ấy. Sớm muộn gì con cũng chiếm được Siêu Loại, tất sẽ dùng đến Thành nhưng nếu không biết gian khổ, cơ cực sao thương quân sĩ cho được? Mẹ nào mà chẳng thương con, thương có nhiều cách. Chi bằng lần này mẹ đừng gặp, để Thành sống giữa những người giống cậu ấy, đặng ngày sau mới làm được nghiệp lớn mẹ ạ.
Lý phu nhân cũng đành nghe theo dù không cam lòng, Lam Khuê phải tỉ tê mãi bà mới vơi bớt.
Thành cơm ăn ngày ba bữa, tắm rửa cho lợn, dọn chuồng trại, thi thoảng cũng chén tạc chén thù. Lương nhận hàng tháng tiêu vèo cái hết sạch, lắm đêm nằm vắt tay lên trán ngẫm nghĩ và thêm phần oán giận Chương.
Thiên Bình hoặc các sỹ quan vẫn thường đến các trang trại kể chuyện quân tình. Thành nghe tin Luy Lâu mất hẳn, lại thêm cả các làng mạc dọc bờ sông Dâu thì không cam tâm. Thành thường xuyên hỏi vặn vẹo các chủ trương của Thiên Đức, có lần còn nói oang oang rằng Chương là thứ nguỵ quân tử, dùng mưu hèn kế hạ mới lấy được Luy Lâu… Thiên Bình đến gặp Thành và bảo:
-Anh là bại tướng dưới tay ta, ở phủ bị chồng ta đến bắt giữa ban ngày như chốn không người. Có bao giờ anh nghĩ rằng lúc bằng tuổi anh thì chồng ta, Mạc chủ tướng, đã làm được bao việc lớn hay chưa? Thay vì bất mãn, chửi rủa thì cố mà lao động cho tốt, tu tâm dưỡng tính, có vậy mới học được cái hay của kẻ khác. Anh càng chống đối thì anh càng nuôi lợn lâu thôi. Đừng có nghĩ anh là huynh của Lam Khuê mà được đối xử khác, nơi này ai cũng như ai.
-Chồng ngươi chỉ là quân mặt trắng, hắn chỉ giỏi dùng mưu, là hạng nấp sau rèm chứ nào đáng mặt anh tài. Thậm chí hắn còn là kẻ thất học, chữ nghĩa không biết lấy gì hơn ta?
-Thứ chữ anh biết vốn không phải chữ của người Vạn Xuân. Mạc chủ tướng dạy cho quân chữ của Bụt, là chữ Vạn Xuân cũng chẳng ai lấy làm lạ. Như vậy, anh biết cái anh biết, Mạc chủ tướng biết cái anh không biết, thật khó xem ai hơn ai. Còn như võ học, anh tài năng bao nhiêu ta không rõ. Nếu đánh tay đôi hẳn Mạc chủ tướng thua anh, cơ mà xưa nay kẻ lấy được thiên hạ đều dùng trí, trọng mưu chứ hạng võ biền như anh ta nhặt bừa nữ binh Thần Vũ cũng hạ được.
Thành nhếch miệng cười khinh khỉnh. Thiên Bình nói thêm:
-Anh có muốn đánh nhau với phụ nữ không? Nếu muốn ta sẽ cho anh thử sức.
Đoạn rồi Thiên Bình nói với nữ binh bên cạnh:
-Em nhắm quật được anh ta ngã không Quỳnh?
Nữ binh đáp:
-Công tử mặt trắng trói gà không chặt như này em để anh ta tuỳ ý chọn v·ũ k·hí nếu anh ta có cái gan ấy.
Thành hằm hằm nhìn nữ binh, hất hàm hỏi:
-Đánh trường côn thế nào? Cô liệu có được bao nhiêu sở học?
-Ta chỉ mới đôi chín nhưng trường côn cũng học được 6 năm.
-Nói cô hay ta đây không thương hoa tiếc ngọc.
-Ta cũng không cần điều ấy.
Thiên Bình và mấy nữ binh thản nhiên khoanh tay đứng nhìn Quỳnh giao đấu với Thành bằng Trường côn. Hai bên đánh đến hơn ba mươi hiệp bất phân thắng bại mới chịu dừng tay.
-Cô ấy mới 18 mà anh còn chẳng thắng được, côn quyền của anh không tệ nhưng cũng giống Lam Khuê dạo trước, thứ ấy chỉ dùng g·iết gà doạ khỉ thôi. Anh nên xem lại.
Nói đoạn bọn Thiên Bình kéo nhau về cả, mặc Thành đứng đó một mình trông theo.