Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 272: Mạc gia diệu lý yếu lược




Chương 272: Mạc gia diệu lý yếu lược

Trong khi Duệ vùi đầu lo biên soạn Bộ luật Vạn Xuân, Chương lần đầu tiên trực tiếp đứng lớp ngắn hạn tại Trường Quân sự Vạn Xuân, đào tạo hơn ba trăm học viên tham dự từ cấp Trung đội phó trở lên.

Chương đưa ra các nhược điểm khi đánh trận, ví như cờ hiệu, trống, chiêng, còi hoặc các chỉ huy đích thân dẫn quân.

-Đào tạo một chỉ huy đã khó vì cần thời gian và trả bằng máu của bao binh sĩ. Đào tạo chỉ huy cấp cao còn khó hơn thế nữa. Ta nói như vậy không phải có ý rằng sinh mệnh của sỹ quan, hạ sỹ quan có giá hơn binh sĩ mà là để các anh hiểu một lẽ rằng, mọi quyết định, mọi sai sót của ta hay của các anh phải đánh đổi bằng sinh mệnh cả nghìn người. Chỉ huy có cần cầm gươm cầm súng thúc ngựa dẫn đầu đoàn quân đè bẹp đối phương không? Có! Ta khẳng định là cần và chỉ cần trong từng trường hợp cụ thể, nhất là khích lệ binh sĩ tiến lên mà thôi. Tướng phải ở trong quân, ở sau quân mà chỉ huy, mà bày binh bố trận mới là tướng giỏi. Còn như cầm quân chỉ biết đánh, biết xông pha quyết tử ấy mới chỉ là dũng tướng mà thôi.

Người học đều ghi chép cẩn thận và đưa ra các câu hỏi cùng thảo luận. Chương không phải thiên tài quân sự, anh chỉ muốn gợi mở, lắng nghe và đưa các vấn đề thành định nghĩa.

-Giao chiến với địch, chúng ta có nhiều lợi thế, muốn lấy ít thắng nhiều bằng hoả lực mạnh, giải tán địch mau lẹ thì nhắm đến các mục tiêu giá trị. “Cầm tặc cầm vương” các anh đều biết nhưng mấy khi ta bắt được tướng nếu họ ở trung quân? Vậy các anh phải hiểu theo nghĩa khác. Tướng chỉ huy bằng trống chiêng cờ quạt, ấy là tay là chân của họ. Phế tay chân ắt họ sẽ loạn, chiến trường tạp âm nhiều, mệnh lệnh chẳng phải lúc nào cũng thông, cũng kịp. Vậy nên, ưu tiên tiêu diệt kẻ cầm cờ, thổi kèn đánh trống bằng v·ũ k·hí các anh có trước khi tiến hành việc khác. Ta gợi ý như thế, các anh nên bàn định mà phát triển thành một cách đánh chung. Ta muốn quân Thiên Đức không dùng cờ chỉ huy khi giao chiến mà thay vào đó là kế hoạch tác chiến bài bản. Trống tiến, chiêng lui là hợp lẽ. Còn như mệnh lệnh t·ấn c·ông cánh nào, phối hợp ra sao chúng ta sẽ dùng pháo lệnh.

Một sỹ quan hỏi cách phân biệt pháo lệnh, Chương nói:

-Súng pháo t·iếng n·ổ giống nhau, chúng ta sẽ dùng đạn giấy khác màu, khói khác màu để mà phân biệt khi đánh ban ngày. Giả tỉ đạn giấy đỏ bên tả, đạn giấy đen bên hữu, ba quân theo màu sắc giấy bay lả tả là biết. Các Tiểu đội phó phải nắm rõ trước khi hành quân, không phải cố định màu sắc vì địch quân biết sẽ theo đó mà ứng phó, khó cho ta. Ấy là ban ngày, còn như ban đêm, ta sẽ cho chế đạn phát sáng hoặc quy ước tiếng thần công mà đánh mặt nào. Cờ duy nhất chúng ta dùng chỉ là cờ của quân, báo hiệu rằng quân đó còn hay mất mà thôi. Và đôi khi, các anh dùng chính cờ hiệu xưa nay để đánh lạc hướng phán đoán của đối phương.

Học viên đều cho là phải.

Chương đưa ra định nghĩa chiến thuật t·ấn c·ông, chiến thuật phòng thủ.



Chiến thuật t·ấn c·ông lại chia ra thành chiến thuật chung và chiến thuật đơn vị.

Chiến thuật đơn vị lại chia ra:

I. Chiến thuật bộ binh gồm:

Nắm thắt lưng: Dùng một lực lượng cơ động nhỏ cỡ trung đội hoặc đại đội bá·m s·át đại quân của địch mà thay nhau quấy phá, không để địch được yên.

Dụ rắn khỏi hang: Bố trí sẵn lực lượng trên một khu vực, dùng lực lượng nhỏ hơn dẫn dụ đối phương đến nơi bài binh bố trận rồi tiêu diệt.

Tâm trung khai hoa (Nở hoa trong lòng địch): Dùng lực lượng nhỏ luồn sâu vào lòng địch, phối hợp trong đánh ra ngoài đánh vào hoặc dùng lực lượng mạnh đột kích sâu sau đó đánh toả ra các hướng.

Canh chừng: Dùng lực lượng pháo chốt giữ tại một điểm cao gần nơi dự định t·ấn c·ông, pháo bắn dọn đường, yểm trợ cho bộ binh kết hợp thiết xa áp sát địch.

Xung kích: Dùng lực lượng kỵ binh bằng khoảng một phần hai lực lượng đối phương hoặc ít hơn, kết hợp pháo, HM60 bắn cấp tập đè đầu đối phương xuống, t·ấn c·ông trại địch vừa và nhỏ.

Xâm nhập: Dùng lực lượng cấp trung đội trở xuống, trang bị hoả lực mạnh, lợi dụng địa hình thực tế luồn ra phía sau các đồn trại, đánh nhanh rút gọn.



II. Chiến thuật pháo binh:

Bắn chạy: Chọn trước mục tiêu, nơi đặt pháo, bắn xong vài loạt di chuyển đến vị trí mới. Chiến thuật này không cần bộ binh bảo vệ pháo, đồng thời khiến địch khó phán đoán, xác định hướng khai hoả, hướng t·ấn c·ông, gây r·ối l·oạn cho địch.

Tập trung: Pháo dồn hết về một nơi, nhắm bắn cùng một vị trí.

Pháo kích hiệp đồng: Pháo, thần công đặt hướng chính diện trại quân đối phương, phía trước có bộ binh che chắn, không trực tiếp tham chiến. Lực lượng kỵ binh trang bị HM60, hoả mai t·ấn c·ông hai bên sườn, là lực lượng chính.

Phản pháo: Do thám nơi đặt pháo của đối phương, tiêu diệt trước hoặc sau khi đối phương vừa bắn đôi ba loạt.

Tiền pháo hậu xung: Pháo dập các vị trí kiên cố, các khối quân trang bị mạnh của địch như kỵ binh, xe ngựa kéo có lính bắn tiễn, xe phóng lao… trước khi xe thiết xa, kỵ binh và bộ binh xung phong.

Trận địa pháo: Bố trí lực lượng pháo có thể bắn được xung quanh nơi đóng quân khi hạ trại mà bị t·ấn c·ông nhằm thiết lập một vòng tròn an toàn cho doanh trại. Ngoài pháo, có thể kết hợp thêm tiễn phối hợp.

III. Chiến thật cơ giới:

Thiết giáp vận: Dùng các loại xe, thuyền bọc sắt, đồng… chở bộ binh đến đủ gần để khai hoả sẽ đổ quân.



IV. Chiến thuật kỵ binh:

Bắn lượt: Kỵ binh xếp thành 10 hàng, hơn hoặc kém tuỳ thực tế, song không được dưới 6 hàng, chạy nước trung, tiến hoặc lui. Hàng đầu bắn (hoặc cuối) xong sẽ toả sang tả hữu chạy về cuối hàng (hoặc đầu) hàng thứ hai khai hoả và cứ thế luân phiên t·ấn c·ông. Chiến thuật này phù hợp khi chống bộ binh và cung thủ của đối phương.

Bắn và chạy: Dùng chân định hướng ngựa phi nước đại, dùng hoả mai, nỏ Liên Châu bắn ngược về sau. Dùng khi nhử địch hoặc rút lui. Phù hợp khi lực lượng đối phương áp đảo về quân số, tránh giao chiến, nhằm tiêu hao, kéo giãn đội hình địch.

Bắn loạt: Dùng một hoặc hai ngựa kéo xe, xe có tấm chắn kim loại phía trước đục nhiều lỗ và có giá đỡ đặt sẵn HM60, hoả mai khai hoả cùng lúc để mở đường.

Sóng vỗ bờ: Dùng các đội kỵ binh cấp đại đội trở xuống t·ấn c·ông đối phương bằng hoả mai, tiễn tầm xa, giữ khoảng cách không cho đối phương tiếp cận. Trường hợp đối phương dùng kỵ binh, lợi dụng tầm bắn xa của hoả mai dụ kỵ binh địch truy theo, tách kỵ binh và bộ binh địch, một đội kỵ binh khác t·ấn c·ông bộ binh địch.

Rải đinh: Dùng hai hoặc nhiều hơn các cặp ngựa, trâu buộc các sợi dây thép sắc cạnh quấn bùi nhùi nhọn giăng ngang, chống kỵ binh của đối phương.

V. Chiến thuật thuỷ quân

Bầy sói: Dùng lực lượng nhiều chiến thuyền cùng t·ấn c·ông một thuyền hoặc một số thuyền của địch.

Pháo kích thuỷ quân: Xa hải dùng pháo bắn chính diện, Mông Đồng chặn phía trước và lực lượng chính là Mông Đồng sẽ đánh bên sườn hoặc tập hậu.

Hỗ trợ pháo kích ven bờ: Dọn bãi, yểm trợ bộ binh, kỵ binh, thiết xa đổ bộ lên bờ.

Tấn công ngăn chặn: Tận dụng các pháo, thần công được trang bị cùng khai hoả tạo một bức tường lửa ngăn cản đối phương truy kích.