Chương 273: Dự định tương lai
Chiến thuật chung là chiến thuật sử dụng, phối hợp cùng lúc nhiều loại quân. Các chiến thuật chung cơ bản mà Chương dạy gồm có:
Vây bọc: Nhiều cánh quân kỵ, bộ, pháo cơ động t·ấn c·ông hai bên sườn và phía sau, tránh nơi địch có lực lượng mạnh. Một cánh t·ấn c·ông chính diện cầm chân.
Vây hãm: Vây kín quân đối phương, cắt mọi đường tiếp tế, t·ấn c·ông nhiều phía bức hàng hoặc tiêu diệt toàn bộ. Thường dùng vây thành.
Nồi hầm: Cô lập bộ phận quân địch với đại quân, cắt hậu cần. Địch quân nối hậu cần, nắp nồi hé hay đóng tuỳ tình hình.
Bắn chéo: Bố trí hoả lực như thần công, hoả mai, hoả pháo liên hoàn, HM60, hoả hổ cá nhân, hoả hổ giàn bắn chồng chéo yểm trợ cho nhau. Sử dụng phòng thủ nơi địa hình bằng phẳng, kết hợp với hầm hào, rào chắn, dây kẽm gai, quả nổ, mìn gài… chống địch quân áp đảo số lượng (Một phần chiến thuật áp dụng phòng thủ ở Hiến Doanh).
Bắn lượt phối hợp: Kết hợp chiến thuận bắn lượt của kỵ binh, bộ binh
Quấy rối: Là hình thức c·hiến t·ranh tâm lý, dùng lực lượng nhỏ liên tục q·uấy r·ối bất kể ngày đêm, không theo trình tự (Cách đã sử dụng khai chiến với Siêu Loại). Mục đích là không cho kẻ địch nghỉ ngơi.
Bao vây đánh lấn (vây, lấn, tấn, diệt): Dùng nhiều lực lượng hiệp đồng t·ấn c·ông một trại hoặc đại quân của địch. Đánh từ ngoài vào trong như bóc vỏ cây, sau cùng mới t·ấn c·ông dứt điểm trung tâm của địch.
Cuốn chiếu: Chiến thuật này dùng để rút lui tuần tự. Các hàng phía sau rút lui thiết lập hàng phòng ngự ổn định và khai hoả để hàng trước rút về phía sau đến thời điểm thích hợp rút lui toàn bộ. Vị trí bắn và việc bắn đặt góc chéo thay vì ngang hòng tạo tâm lý nhầm lẫn cho đối phương về số lượng quân.
Cảnh báo: Chiến thuật phòng thủ khi đồn trú, hạ trại tạm. Một đội hoặc một số đội đóng xa đội hình chính làm chốt tiền tiêu, ngăn trinh sát địch, che giấu đội hình chính. Đưa ra cảnh báo sớm về lực lượng địch, cản trở, q·uấy r·ối đội hình địch bằng hoả lực gián tiếp (pháo, thần công). Yêu cầu bắt buộc khi hạ trại phải có ít nhất một trung đội tuần vòng quanh doanh trại, trong tầm bắn của thần công. Trường hợp đóng trại dài ngày, lực lượng tuần vòng không được đi tuần theo giờ hoặc lộ trình cố định. Gặp sự biến chỉ được phép nổ súng thoái ngay.
Đánh rắn dập đầu: Tấn công tập trung, hướng chính yếu vào sở chỉ huy của đối phương sau đó mới phối hợp đánh từ trong ra ngoài.
Gà gáy: Tấn công lúc bình minh chuẩn bị ló dạng, lực lượng đột kích luồn qua các chốt tiền tiên của địch khai hoả bất ngờ. Lực lượng chính t·ấn c·ông các tiền đồn.
Đánh điểm, diệt viện: Kết hợp t·ấn c·ông mục tiêu chính và mai phục quân tiếp viện. Tiêu điểm là diệt quân chi viện, trường hợp chiếm được cứ điểm chính phải bố phòng hầm hào công sự đón đánh quân chi viện.
Trọng điểm: Tấn công vào các nơi trọng điểm của đối phương về vật chất hay tinh thần như hậu cầu, kho lương, thành thị, phủ đệ, đầu mối giao thông thuỷ bộ… thay vì đánh vào lực lượng mạnh của đối phương. Chiếm Ninh Hải thay vì t·ấn c·ông Kinh Môn trước là một ví dụ.
Rút lui kỷ luật: Là chiến thuật nhử đối phương truy kích, dẫn đối phương đến nơi bày binh bố trận. Dùng chiến thuật này đòi hỏi phối hợp tốt và binh sĩ kỷ luật cao.
Phản công: Sử dụng khi phòng thủ thành công, phản công phải đồng loạt, dứt khoát và triệt để với tất cả hoả lực để chế áp, gây sốc, tiêu diệt càng nhiều đối phương càng tốt.
Lửa đầu cơ: Dùng hoả lực bắn vào những nơi nghi ngờ địch mai phục, ẩn nấp để kích động địch quân t·ấn c·ông, lộ vị trí.
Trinh sát: Bắt buộc mỗi tiểu đoàn phải có ít nhất một tiểu đội trinh sát hoạt động phía trước lực lượng chính tối thiểu 3 dặm.
Vỗ mặt: Đánh chính diện khi áp đảo về hoả lực, ngang bằng quân số hoặc khi phòng thủ mà không còn nhiều vị trí di chuyển.
Tấn công nhanh: Dùng lực lượng cơ động nhanh, tốt nhất nên là kỵ binh, đánh nhanh rút nhanh.
Tấn công áp đảo: Dùng t·ấn c·ông hoặc phòng thủ với lực lượng, hoả lực vượt trội, kỵ binh và bộ binh hạng nặng là tiên phong.
VI. Chiến thuật phòng thủ
Sử dụng các vật sẵn có hoặc lợi dụng địa hình địa vật, khí cụ để phòng thủ như: Hào, điểm cao, mìn, quả nổ, thép gai, chó cỏ, chông tre, bẫy lật…
Chương cũng nêu các định nghĩa chiến thuật và chiến lược. Trong đó chiến lược là tập hợp tất cả các lựa chọn để thực hiện mục tiêu trong khi chiến thuật là hành động cụ thể thực hiện từng lựa chọn hòng đạt mục tiêu.
Ngoài giảng dạy chung, Chương còn giảng dạy riêng cho từng binh chủng: Bộ binh, kỵ binh, pháo binh, thuỷ binh.
Chương dạy lý thuyết, lấy ví dụ thực tiễn bản thân đã từng áp dụng, thành công được đến đâu, nhược còn chỗ nào…
Những kiến thức Chương dạy phần lớn khác biệt với những gì Lý An đã dạy bởi Lý An dùng v·ũ k·hí lạnh còn Chương hướng quân đến v·ũ k·hí nóng. Khái niệm, định nghĩa mà Chương đưa ra vô cùng quan trọng, nó trở thành nền tảng cho quân Thiên Đức, các sỹ quan và hạ sỹ dần phát triển thêm, vận dụng linh hoạt trong thực tiễn chiến đấu, bổ sung thêm ngày càng dày.
Mỗi trung đoàn phải có 1 ban tham mưu, mỗi đại đoàn phải có 1 phòng tham mưu. Như vậy, phòng tham mưu trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng. Bộ Tổng Tham mưu hiện có 4 lão tướng và Chương thực muốn có thêm mưu sĩ trong bộ phận này.
Những lý thuyết Chương thuyết giảng được đóng thành sách giảng dạy trong trường quân sự, là sách gối đầu giường cho bất cứ ai học làm chỉ huy. Ba quân Thiên Đức tự đặt tên cho sách là “Mạc gia diệu lý yếu lược”. Bằng cách này hay cách khác, Chương trở thành thầy của tất cả ba quân chứ không phải chỉ đơn thuần là một vị quân vương.
Quân Thiên Đức tiếp thu và vận dụng lý thuyết này ra sao? Điều ấy sẽ sớm thể hiện khi gặp cường địch.
Chương đồng thời cho tiến hành một số thay đổi khác, đơn cử như đạn hoả mai được gói sẵn với giấy đựng thuốc, hòng giảm thời gian nạp đạn. Mỗi binh sĩ thường chuẩn bị cơ số đạn 20 viên trước khi xung trận.
Hoả mai 2 nòng được chế tạo, bắn một lượt 2 viên hoặc châm từng viên đều được. Ngoài ra, cấp chỉ huy từ Trung đội phó trở lên được cấp một khẩu hoả mai 2 nòng dạng ngắn, tầm bắn chính xác khoảng 5 trượng. Súng này các chỉ huy hay dùng làm súng lệnh là chính, cũng là thể hiện vị trí trong quân.
Đạn nổ nhỏ hình quả pháo cối, quấn giấy chứa hàng chục viên bi sắt nhỏ như hạt đậu được chế tạo hàng loạt. Thứ đạn nổ này sẽ buộc vào tiễn, châm lửa xong, dùng nỏ bắn xa. Đạn nổ trên đầu hoặc cắm xuống đất mới nổ gây sát thương trong bán kính khoảng 4 thước. Đạn nổ cũng có thể buộc vào đầu các mũi lao bắn ra từ xe Liên nỗ chống kỵ binh.
Thần công cải tiến, nguyên liệu có thể là gang, sắt hoặc đồng, tầm bắn tối thiểu 1 dặm. Thần công bộ binh có bánh lớn, dùng ngựa kéo. Thần công thuỷ binh vẫn dùng bánh gỗ nhỏ nhưng chế thêm bàn xoay tám hướng.
Mẫu thuyền sắt cỡ vừa đang được đóng, gọi là Thiết Giáp đĩnh. Thiết Giáp đĩnh dài 6 trượng, rộng 1 trượng, cao mạn 4 thước. Thiết Giáp đĩnh chở 26 chiến binh và 4 người điều khiển với tốc độ trung bình mong muốn đạt 25km/ giờ.
Thiết Giáp đĩnh có mái che là chông sắt, quây kín như Mông Đồng, trước mũi đặt 1 thần công cỡ nhỏ, hai mạn mỗi bên đặt 2 thần công. 2 nồi hơi lớn đặt nằm giữa thân tàu, cung cấp hơi nước qua nhiều ống sắt nối với ống thép hình trụ đặt dọc thân thuyền, đường kính khoảng hai mươi phân, dài độ 2 thước. Trong ống có pít tông bọc da trâu, khí đẩy pít tông qua lại, pít tông nén khí theo một ống dẫn nhỏ và ngắn bằng sắt làm quay một cánh quạt. Cánh quạt này có hệ thống bánh răng làm xoay 2 chân vịt đặt ở đuôi thuyền tạo lực đẩy.
Bên hai mạn vẫn có guồng xoay nhưng đường kính nhỏ hơn đôi chút so với Mông Đồng, cũng dùng khí nén, pít tông đẩy trục khuỷ quay guồng thông qua mấy bánh răng.
Hòng giúp những người thợ cơ khí hiểu rõ hơn nguyên lý, tác dụng của pít tông, Chương đã làm một cái bơm xe đạp cùng một súng phốc bắn đạn giấy, dựa vào đó giảng giải.
Để hoàn thành được mong muốn chế tạo tàu hơi nước lớn bằng sắt, Chương đã cử nhiều người bí mật đi dò la một thứ quặng màu đen ở các vùng núi.
Chương tin rằng chỉ than đá mới cung cấp nhiều nhiệt lượng giúp rèn thép tốt, sinh nhiều nhiệt, lâu tàn hơn củi và tốc độ thuyền, tàu mới đóng sẽ được như mong muốn khi thép tốt sẽ là tiền đề cho những khí cụ tốt, chi tiết bền bỉ.
Song song với Thiết Giáp đĩnh, Chương cũng đã vẽ bản thiết kế mô tả Hải Vận hạm dài 11 trượng, rộng 1 trượng 8 thước, cao 1 trượng, đáy vát bằng. Hải Vận hạm dùng chở quân với động cơ là 4 nồi hơi khá lớn. Trong đó 2 nồi đẩy chân vịt quay, 2 nồi xoay guồng bên mạn bằng hệ thống truyền động pít tông và trục khuỷu đúc nguyên khối bằng sắt. Tốc độ mong muốn của Hải Vận hạm 16km/ giờ, chở được 150 bộ binh.
Để có những thuyền chiến tốt hơn, đi xa hơn, Chương dự tính xong việc bên Hải Đông sẽ dành thời gian ở xưởng chế tạo và phòng nghiên cứu.
Chương đưa ra quy định với thuỷ quân Long Vũ, chỉ huy hoặc binh sĩ lập đại công sẽ đặt cho thuyền chiến. Bởi công lao có từ trước, mẫu Thiết Giáp đỉnh đầu tiên xuất xưởng sẽ có danh số TQ1, danh hiệu là Yết Kiêu.
Việc đóng hai mẫu thuyền sắt mới tiến hành song song với việc cải tiến Mông Đồng thuyền. Thời hạn đến cuối năm phải hoàn thiện, cần huy động bao nhiêu nguồn nhân lực, vật lực đều được. Yết Kiêu và thân tín trong quân phải hỗ trợ nhân lực đóng thuyền mới để hiểu rõ từ ban đầu.
Quá trình đóng tàu, cải tiến, thử nghiệm là tuyệt mật.
Song song với những việc trên, Chương cũng dành nhiều thời gian làm việc với Trần Minh Dũng và các hạ sĩ quan phụ trách liên lạc của bộ binh, kỵ binh, thuỷ quân, pháo binh.
Ngoài việc dùng bồ câu đưa thư còn có chiến mã, binh chạy trạm. Tin tức chia làm 2 dạng, tin và tin khẩn. Tin khẩn phải đưa nhiều lượt để tránh thất lạc, phải mã hoá theo quy ước chỉ có người giải mã mới hiểu. Người gửi và nhận không được hiểu, phòng trường hợp rơi vào tay địch.
Với tác chiến ban đêm phải dùng lửa hiệu, đèn hiệu để truyền tin giữa các cánh quân hoặc trong đội hình. Người truyền và nhận tín hiệu chỉ được phép biết truyền tin và nhận, người bên cạnh giải mã báo với chỉ huy.
Sử dụng hình cầu đan bằng tre hở một mặt, cần truyền tin thì cầm lên xe thang đốt đèn dầu đặt vào khối cầu. Khối cầu lót giấy đỏ hoặc giấy tráng bạc, mỗi màu sẽ có ý nghĩa khác nhau. Tín hiệu truyền ngắn gọn bằng cách che một phần của khối cầu đó. Ví dụ che bên trái là tả, che bên phải là hữu, che nửa trên là tiền, che phần dưới là hậu, treo vòng tròn chắn ánh đèn là trung. Hoặc dùng 1, 2 hoặc 5 que xếp theo hình quy ước trước giữa những binh sĩ giải mã trước khi giáp trận. Chỉ huy trưởng, phó và người giải mã mới được phép hiểu những tín hiệu quy ước đó mà thôi.
Trần Minh Dũng sau đó phải mở riêng một lớp cơ yếu trong toàn quân để thống nhất những thứ cơ bản không đổi như màu sắc của đèn hay lửa hiệu, súng pháo bắn mấy lần thì tiến, mấy tiếng thì lui phòng lúc không nghe chiêng trống.
Tất cả những thay đổi mà Chương áp dụng trong quân đều nhằm mục đích đưa quân Thiên Đức chuyên nghiệp hơn, tiến tới không cần thiết phải tuyển quá nhiều binh mã khi chiếm được các vùng đất mới.
Ngoài ra, ba quân cũng có nhiều phát kiến nhỏ cải tiến những phát kiến của Chương. Những phát kiến, ý tưởng được áp dụng thực tiễn đồng nghĩa với người nghĩ ra ý tưởng đó sẽ đổi đời.
Kỵ binh cần ngựa, sau khi chiếm được Kim Động và phần lớn Hải Đông, Chương đã có cho mình gần 7000 ngựa chiến, một con số không hề nhỏ. Và anh muốn có thêm song không muốn chi tiền mua ngựa.
Về địa giới hành chính ở vùng mới sáp nhập là Hải Đông, Chương chia thành 3 huyện:
Huyện Kinh Môn tính từ sông Thiên Đức đến thành Kinh Môn, hết chiều dài hai con sông Kinh Sư (phía Bắc) và Kinh Môn (đổi từ tên Kinh Nam).
Huyện Thuỷ Đường tính từ tả ngạn sông Kinh Sư hất lên phía Bắc, dài ra tận bể Tây.
Huyện Ninh Hải có địa giới từ bờ hữu ngạn ngã ba sông Vận đến bờ tả ngạn sông Cả Rế kéo dài ra biển Tây.
Th·iếp lập 3 huyện mới chỉ trên giấy, Chương sẽ quyết định nhân sự khi cải táng nhạc mẫu, đem hài cốt về làng Thuỷ Đường.
Chuyến đi Thuỷ Đường sắp tới là một chuyến quan trọng về mặt tâm linh đối với Chương. Xong xuôi đại sự, anh sẽ sắp đặt một số thứ bao gồm nhân sự.
Thiên Bình, Uyển Như và Lam Khuê cùng mang thai nên không thể đi cùng. Ba nàng phải ở lại, lo dưỡng thai và hoàn tất công đoạn cuối cùng nhằm khánh thành làng Vạn Xuân, giá·m s·át việc làm sông Khoai, đường sá nội vùng. Và đặc biệt, Chương và Duệ đem theo hài cốt.
Sông Khoai đã nắn xong, kéo dài đến gần bến Bình Than, giao thông thuỷ nội vùng phủ Thiên Đức đã có chút thuận lợi. Có thêm ba chợ mới được dựng ven sông, đều thuộc huyện Thuận Thiên.
Ngô Miên Thiệu và Trịnh Hoài Đức đã thể hiện rõ bản thân là những người có tài và tận tuỵ, Chương muốn dùng họ cho việc khác nữa.
Dự án kiếm bộn tiền bằng xe đạp đành tạm gác chờ Chương trở về. Ty Thông tin vẫn thường gợi chuyện về những thiết mã ấy. Một mai phủ Thiên Đức thuận tiện đi lại, thiết mã sẽ phát huy tác dụng của nó thay cho sức ngựa, sức bò hay trâu.
Ty Giao thông - Xây dựng áp dụng những kinh nghiệm từ huyện Thiên Đức làm đường sá. Chương ít khi phải để tâm, làm xong sớm, từ lớn đến bé đều được thưởng, chậm sẽ phạt lương thưởng từ bé đến lớn, đơn giản vậy thôi.