Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 300: Cuộc chiến tiêu hao




Chương 300: Cuộc chiến tiêu hao

Anh em họ La vượt sông Phú Nông chẳng mấy khó khăn, ngay khi La Đình Đệ vượt sông, các trại tiền phương tiền phương của Thiên Đức lập tức rút về phía sau, chỉ để lại số ít kỵ binh theo dõi bước tiến của La Đình Đệ. La Đình Đệ chia tinh binh thành ba mũi cùng tiến song song. La Đình Đệ, La Đình Kính và La Đình Độ đi đến đâu đều trống gióng mở cờ chiêu binh mãi mã, kêu gọi bách tính cùng đánh đuổi Thiên Đức, cứu La Lệnh công. Anh em La Đình Đệ tin rằng Thiên Đức mới chiếm được Tế Giang hơn tháng trời chưa thể làm được gì, lòng dân vẫn hướng về nhà họ La. Quả nhiên dân chúng kéo nhau ra tiếp bánh, tiếp gạo, tiếp lương song chẳng thấy tráng đinh đâu cả. Đệ hỏi ra mới biết, quân Thiên Đức bắt tất cả tráng đinh tuổi từ 16 đến 40 sang Thừa Thiên từ đầu tháng 2, nghe nói làm đường sá, đào mương máng và được nhận lương trước ba tháng. Một công việc lúc nông nhàn lại tránh được nạn binh đao nên nhà nào cũng xúi chồng con đi hết hòng giữ lấy mạng là chính.

Lòng dân Tế Giang vẫn hướng về nhà họ La nhưng đồng tiền đã khiến đôi chân rẽ lộ chăng? Quân thám báo của La Đình Đệ cài cắm lại nắm được tin song không thể qua sông cấp báo vì quân Thiên Đức cũng dùng chính những gián điệp bắt được trước đó chỉ lối sang sông. Lối bị chặn.

La Đình Đệ căm tức, tiến quân cả ngày được nửa huyện Nghĩa Trụ Hạ mà chỉ tuyển được bơn ba trăm người có vấn đề sức khoẻ chẳng thể sang Thừa Thiên. Anh em họ La rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, tiến quân sâu sợ bị chặn hậu mà lui binh sợ bị truy kích. Đêm đầu tiên, ba anh em họ La chọn địa hình hiểm trở hạ trại đóng quân theo thế chân kiềng và sai người về xin thêm viện binh của Phạm Lệnh công. Phạm Lệnh công lập tức gửi thêm 2000 tinh binh hội quân vào chiều muộn ngày hôm sau.

Sau hai lần đối đầu với Lý An, bóng đen thất bại phủ lên La Đình Đệ khiến Đệ tin rằng đại quân Thiên Đức trấn bên ấy. Chỉ với năm nghìn quân, La Đình Đệ dễ dàng làm chủ cả huyện Nghĩa Trụ Hạ mà không gặp bất cứ sự kháng cự nào đáng kể. Đệ không lấy làm vui mà thay vào đó lo lắng vài phần như chim sợ cành cong. La Đình Đệ không khờ khạo, Đệ biết rằng qua sông Nghĩa Trụ sẽ phải đối mặt với đại quân Thiên Đức đóng giữ, hẳn Lý An sẽ cho lui binh dụ Đệ tiến sâu và cho quân chặn hậu. Suy tính của Đệ càng có cơ sở khi quân thám thính báo rằng bên bờ Bắc sông Nghĩa Trụ có nhiều cờ xí, thấy cả kỳ hiệu lão tướng Lý An bay phấp phới trước trận tiền.

Có trong tay quân tinh nhuệ, ba anh em họ La thống nhất ngoặt sang cánh tả đánh vào phía Tây Nam huyện Kim Động nhằm hội với đại quân của Phạm Lệnh công thay vì vượt sông Nghĩa Trụ đánh sang huyện Nghĩa Trụ Thượng chỉ có tìm đường c·hết.

Ở phía đối diện, Lý An biết rằng Nghĩa Trụ Hạ không thể giữ vì chưa thể ổn định được bách tính. Thay vì cho quân chống với họ La, tuân thủ mệnh lệnh của Vạn Thắng vương, Lý An và Phạm Cự Lượng chủ trương cài lại quân thám mã truyền tin, theo dõi nhất cử nhất động của anh em họ La. Thám mã báo rằng anh em họ La chỉ đem theo khoảng hơn ba nghìn quân, chiêu binh không được nên gọi thêm tăng viện. Lý An cũng đổi chiến thuật bởi số quân đối phương ít hơn rất nhiều so với dự liệu của ông. Lý An có 7000 quân trong tay bèn đưa 2000 quân sang huyện Kim Động, 4000 trấn giữ dọc sông Nghĩa Trụ và 1000 quân còn lại nửa đêm bí mật vượt sông sang Nghĩa Trụ Hạ, thần không biết quỷ không hay.

Lực lượng vượt sông là Tiểu đoàn Long Ngô Động do Nghiêm Phúc Lý chỉ huy, Tiểu đoàn Súng trường dưới quyền Phạm Sĩ Sách. Hai tiểu đoàn sau khi vượt sông liền chia nhỏ thành các đại đội ẩn nấp xa làng mạc, chọn các gò đất um tùm hay gần nơi mương máng mà trú quân. Ban ngày ngủ, ban đêm chuyển quân đeo bám anh em nhà họ La theo chiến thuật “Nắm thắt lưng” quấy phá khiến anh em họ La tung quân ra truy kích đều không thu được kết quả gì mà lại thiệt binh mã. 6 đại đội thuộc hai tiểu đoàn cứ xa luân chiến như vậy trong mấy đêm liền, gây thiệt hại cho La Đình Đệ hai, ba trăm quân mã. La Đình Đệ bèn học theo cách Thiên Đức đã làm, đưa quân vào các làng trú đóng thay vì hạ trại. Quân Thiên Đức không thể đánh vào làng vì sợ tên bay đạn lạc hại đến bách tính. La Đình Đệ thấy ba đêm liền yên ắng, thấy kế sách hiệu quả lấy làm vui mừng. Quyết định sẽ tiến về phía Đông theo cách đó nhưng ở nơi hạ trại tiếp theo, cũng là những làng mạc thuộc huyện Nghĩa Trụ Hạ, sau một đêm nghỉ ngơi, cánh quân của La Đình Kính vừa kéo ra cổng làng vào sớm tinh mơ bỗng nhận cơn mưa quả nổ lớn nhỏ từ ngoài cánh đồng trước làng bắn vào.

Quân Thiên Đức đã bí mật hạ sạch quân canh trước cổng làng, giả dạng hơn chục quân canh ấy, cả một tiểu đoàn nằm chờ sẵn nơi bờ ruộng nhất loạt bắn quả nổ thay vì dùng hoả mai. Quân của Kính phải rút vào trong làng, b·ị t·hương hơn trăm người. Kính sợ bị vây khốn nên sai binh sĩ phá bụi tre tìm lối thoát ra, khiêng theo quân b·ị t·hương. Cánh quân của Đệ cũng bị t·ấn c·ông theo cách y chang như vậy bởi Tiểu đoàn Long Ngô Động.

Quân Thiên Đức không dùng hoả mai b·ắn h·ạ mà chỉ muốn quân địch b·ị t·hương.

Đêm tiếp theo, anh em họ La tăng cường bố phòng quanh cách làng trú đóng thì quân Thiên Đức lại đổi chiến thuật, cứ một chốc lại bắn quả nổ nhỏ khiến quân của anh em họ La bồn chồn không yên, chẳng biết quân Thiên Đức tiến công lúc nào. La Đình Đệ buộc phải thúc quân đi nhanh, không dám nghỉ ở trong làng nào, cũng chẳng dám dẫn quân quay lại theo lối đã tiến quân.

Vào đến đất Kim Động, vô tình quân anh em họ La đụng với quân do Lý An cử đi trước đó. Cánh quân Thiên Đức này có Tiểu đoàn Luy Lâu của Lý Công Thành làm nòng cốt, đang có ý định tiến xuống phía Nam huyện Kim Động chặn đường rút của quân Phạm Lệnh công. Hai bên dàn trận giữa cánh đồng ngập nước định quyết chiến. Lý Công Thành chỉ có 500 tinh binh trang bị hoả mai, còn lại là binh sĩ dùng đao kiếm, cung nỏ. Nếu sáp trận chắc chắn Thành sẽ ở thế hạ phong vì quân số chưa bằng một nửa. Thành vừa lập đại công nên rất hăng máu, sẵn sàng tử chiến với đối phương một trận sòng phẳng. Tuy nhiên, hai bên vừa bày trận xong còn chưa giao chiến thì hai tiểu đoàn đeo bám anh em nhà họ La kéo đến kịp. Tình thế bỗng chốc thay đổi, La Đình Đệ bèn chia quân hai mặt, La Đình Độ dẫn quân bản bộ cầm cự với hai tiểu đoàn tiếp ức trong khi La Đình Đệ và La Đình Kính sẽ đánh thẳng tới bọn Lý Công Thành, quân đông hơn nhưng trang bị có phần không mạnh.

La Đình Đệ đốc quân xông lên, Lý Công Thành cho Tiểu đoàn Luy Lâu dàn hàng bắn theo lượt trong khi bộ binh phía sau nhất loạt giương nỏ bắn vài trăm tiễn gắn quả nổ về phía quân t·ấn c·ông. Tiễn cắm xuống ruộng nước p·hát n·ổ liên tục khiến đội hình trung quân của La Đình Đệ có phần r·ối l·oạn. Tiểu đoàn Luy Lâu vừa khai hoả vừa lùi, nhường cho bộ binh đao kiếm xông lên, phụt hoả hổ một lượt rồi rút đao xông vào hỗn chiến ngay trên cánh đồng ngập nước. Lý Công Thành chia quân thành hai cánh bắn tỉa không ngơi tay.

Quả nổ không phát huy được nơi ruộng nước sình lầy.

Trong khi ấy, La Đình Độ đốc quân bản bộ dù đông gấp đôi nhưng giáp trận với quân tinh nhuệ của bọn Nghiêm Phúc Lý nên mau chóng rơi vào thế hạ phong. Quân của Lý và Sách bắn tiễn gắn quả nổ như mưa trước khi xếp thành hàng hành tiến bắn lượt. La Đình Độ dù có trang bị khiên trong quân nhưng những quả nổ phóng đến như mưa khiến quân sợ hãi, b·ị t·hương gần một nửa, vừa chống cự vừa lui về sau nhập vào hậu quân của La Đình Đệ. Bấy giờ bọn Nghiêm Phúc Lý mới ngưng dùng hoả mai, đổi sang nỏ Liên Châu trườn bò trên cánh đồng phóng tiễn bừa vào trung quân của ba anh em họ La. Một số binh sĩ gan dạ của ba anh em họ La vung gươm giáo quyết tử chiến nhưng cánh đồng ngập nước khiến họ chẳng thể chạy nhay và đều trở thành bia di động cho những tay thiện xạ dùng hoả mai ngắm bắn.

Giao chiến mới được non một khắc, ba anh em họ La rơi vào thế hạ phong, binh sĩ b·ị t·hương không đếm xuể bởi những quả đạn nổ mảnh gắn vào những mũi tiễn. Ngắm tình hình ngày một xấu, Đệ buộc phải thu quân nhắm hướng Đông Nam mà chạy. Quân Thiên Đức không truy mà chỉ đứng bắn theo vài loạt, một trong hàng trăm viên đạn ấy trúng vào bắp chân La Đình Đệ và vai của La Đình Độ. Thoát khỏi cánh đồng ngập ngụa, Đệ kiểm lại quân chỉ còn hơn hai nghìn khoẻ mạnh còn đâu chừng ấy b·ị t·hương nặng nhẹ, chủ yếu bởi những viên bi sắt hoặc mảnh sắt nhỏ sắc cạnh.

Ba anh em sợ quân Thiên Đức truy đến, bèn tập tễnh kéo nhau trực chỉ hướng sông Phú Nông mà đi. La Đình Đệ về đến bờ sông Phú Nông thì lịm đi vì mất máu, hôm sau thì c·hết trên đất Đằng Châu. La Đình Độ viên đạn trúng phần mềm, dùng dao nạy ra đổ thuốc dấu nên cầm được máu mà thoát c·hết.

Bấy giờ cũng là hạ tuần tháng 2.

Trận tao ngộ chiến trên cánh đồng sình lầy ở đất Kim Động lấy mất của Lý Công Thành 34 tay súng, 193 chiến binh và 80 người khác b·ị t·hương. Hai tiểu đoàn thiện chiến của bọn Nghiêm Phúc Lý và Phạm Sĩ Sách chỉ mất 2 người, b·ị t·hương nhẹ 15.

Nghiêm Phúc Lý, Phạm Sĩ Sách và Lý Công Thành hội quân, chỉnh đốn lại đội hình rồi lại chia thành hai nhóm, một xuôi về hướng Đông Nam, một ngược lên Đông Bắc. Sau trận giao chiến, ba người cùng với binh sĩ dưới trướng mới hiểu dụng ý của Vạn Thắng vương khi cấp đạn nổ nhỏ mỗi người đến 5 viên. Họ chỉ cần khiến đối phương b·ị t·hương phân nửa ắt họ phải rút quân, chẳng cần truy kích đến cùng. Đẩy cho đối phương một gánh nặng khó hồi phục trong một khoảng thời gian ngắn.

Một binh sĩ b·ị t·hương đồng nghĩa sẽ mất thêm một người giúp sức, tốc độ lui hay tiến đều chậm và có về đến hậu phương bên đất Đằng Châu, những binh sĩ ấy cũng mất đôi tháng hồi phục, chưa kể những di chứng về sau. Bằng chứng là anh em họ La chỉ mất hơn 700 binh sĩ trên cánh đồng mà vẫn phải rút chạy bán sống bán c·hết. Thực tế, số quân b·ị t·hương lết được ấy về đến Đằng Châu v·ết t·hương hoại tử mất thêm hơn ba trăm người, chưa kể dọc đường mất thêm gần một trăm khác nữa.

Binh sĩ Đằng Châu thấy cảnh ấy trong lòng có phần hoang mang lo sợ, những kẻ nhặt được mạng về rất ngại phải đối đầu với đội quân tinh nhuệ của Thiên Đức.

Nào ai xúi nam nhân nữ tử,

Súng khoác vai, hài cói, tay đao.

Trông sang bao sứ ước ao,

Ba quân tiến ào như thể sóng xô.