Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 308: Nguyễn Từ Minh




Chương 308: Nguyễn Từ Minh

Chiều hôm ấy, Chương nắm rõ tình hình khu vực làng Lở thông qua báo cáo của Phòng Tình báo, Dương Cát Lợi và báo cáo thắng trận của Đào Cam Mộc. Suy tính thiệt hơn, kết hợp với tin tức từ Lý Văn Ba đưa về. Đến chập tối, lệnh từ chỉ huy sở đặt ở bãi Yên Bình yêu cầu D341 rút toàn bộ thần công về phía sau 8 dặm ngay trong đêm cùng các đội dân binh ở làng Lở.

Chương gọi Dương Cát Lợi về chỉ huy sở, phân tích cho Cát Lợi vì sao phải làm vậy, phê bình Lợi chưa chú tâm phối hợp phòng ngự với bộ binh mà say mê nã đạn xuống đầu đối phương.

-Cậu nhìn đi, đây là quyết định phong anh hùng cho binh sĩ của cậu, Phùng Tùng. Ta không tiếc một chữ ký nhưng thật nặng ngàn cân khi ký mà mất một binh sĩ dũng cảm. Cậu theo ta đã hơn 6 năm trời, cậu phải hiểu. Đừng để ngày nào đó ta phải truy tặng cậu danh hiệu tương tự và cậu không thể tự cầm chúng.

Dương Cát Lợi đứng nghiêm, nói:

-Thưa Vương, tôi xin chịu mọi h·ình p·hạt.

Chương bước đến cạnh Dương Cát Lợi, vỗ nhẹ vai Lợi mấy cái, thở dài:

-Ta sai cậu m·ất m·ạng, cậu bất cẩn, anh em m·ất m·ạng. Hình phạt dành cho cậu là đừng để tái diễn tình trạng như thế. Và… cũng đừng khiến những người nằm xuống vô ích.

Binh sĩ Phùng Tùng của D341 vì bảo vệ thần công trên gò không tên mà hi sinh. Khi ấy, quân La thành liều c·hết quyết xông vào trận địa pháo, Phùng Tùng châm một lúc bốn quả nổ lao vào đối phương. Bốn quả nổ c·ướp đi sinh mạng của mấy người cùng một lúc gồm cả Phùng Tùng. Binh sĩ t·ấn c·ông trận địa pháo thất kinh buộc phải lui, nhờ đó mà trận địa không bị hao tổn.

Chương căn dặn Đào Cam Mộc, Dương Cát Lợi bố trí lại đội hình quân phòng ngự, đưa pháo đá các loại đến vị trí thuận lợi hơn, đảm bảo tầm bắn bao trùm bãi đổ bộ. Đạn cầu chông, đạn đá, mỡ đun sôi được ưu tiên sử dụng, yêu cầu bắn cho bằng hết. Trường hợp rút lui phải tuân thủ nghiêm việc phá các loại pháo, tránh để rơi vào tay đối phương. Hoả pháo cũng rút hết khỏi gò không tên, lập trận địa mới ở bờ sông Nghĩa Giang cùng năm chục khẩu pháo bắn đá loại tốt, bảo vệ đường rút quân.

Đào Cam Mộc tuân thủ mệnh lệnh, quán triệt binh sĩ thuộc quyền còn đang ngây ngất trong men say chiến thắng.

Theo tin tình báo và thực tế chiến trường, đại quân của Lý Mẫn có trang bị pháo bắn đá nhưng chưa kịp đổ bộ. Trận địa pháo đã lộ, binh lực không còn là ẩn số, Chương nhận định Tô Trung Từ sẽ có đối sách phù hợp. Tô Trung Từ chọn bãi đổ bộ ở làng Lở, chủ ý chính muốn chọn đường ngắn nhất đánh vào chỉ huy sở của quân Thiên Đức.

Trong tay Tô Trung Từ có một số mãnh tướng như cha con Cao Quang Chương, Cao Tòng Chinh, Cao Gia Kiệt. Anh em Đào Công Sự, Đào Công Thắng, bộ tướng Đỗ Đương Giang, Hà Khôi, Hoàng Hựu, Lý Uy, Lý Ngọ, Phạm Đông Nga, Phạm Huyền Thông và ba anh em Phí Công, Phí Sung, Phí Quang Chiêu. Bằng nhiều cách khác nhau, nhất là nguồn Lâm Chí Hoà, Chương nắm được cơ bản tính cách của từng chiến tướng dưới trướng Lý Mẫn.

Nhắc đến cánh quân Bàn Phù Sếnh tiếp đón quân sĩ của Nguyễn Ninh vương. Sếnh trực tiếp chỉ huy hai tiểu đoàn chính quy, phối thuộc có quân địa phương Siêu Loại 1 và 3, 11 đội dân binh. Tổng số quân chỉ hơn ba nghìn. Bọn Chương, Sếnh, Cam Mộc nhận định quân Nguyễn Ninh vương không quá vạn người nên hướng này thứ yếu. Về cơ bản, quân Thiên Đức ở Kim Động hay Siêu Loại chủ trương đánh ngay khi đối phương đổ bộ hoặc dụ đối phương vào sâu, chia nhỏ quân đeo bám, quấy phá trước khi có thời cơ tung đòn quyết định.

Quân sĩ của Nguyễn Ninh vương do hai tướng đốc suất, chia tả hữu từ Xích Giang vào Văn Giang. Cánh bên tả theo hướng tiến quân do Tả Phó sứ Nguyễn Từ Minh nắm quyền tìm bãi đổ quân lên đất Siêu Loại. Cánh bên hữu do Hữu Phó sứ Giang Hạc Điền chỉ huy chiếm đất Kim Động.

Quân thuỷ bộ của Nguyễn Từ Minh chọn bãi đổ bộ ven sông gần làng Bạch Thổ, phía Đông Nam huyện Siêu Loại. Từ bãi đổ bộ đi ngược lên là cánh đồng Thất thập tam bạch thổ gò (73 gò đất trắng).

Bạch Thổ là một làng nhỏ với chỉ hơn hai trăm nhân khẩu, là một làng có từ lâu đời. Dân làng Bạch Thổ mấy đời làm bát, đĩa, ấm chén các loại. Cánh đồng rộng lớn của làng có 73 gò đất nổi màu trắng nên mới có tên kỳ lạ như vậy. Tên của làng cũng theo đặc trưng của loại đất sét trắng ấy mà đặt, Bạch Thổ.

Bàn Phù Sếnh dẫn hai tiểu đoàn kỵ binh chờ sẵn, binh sĩ Đông Phù Liệt vừa mới cập thuyền vào bãi là bọn Sếnh ở trên bờ dùng nỏ Liên Châu bắn xuống như mưa rào. Quân sĩ Đông Phù Liệt dùng khiên che đỡ nên không hao binh tổn tướng. Bọn Sếnh lắp ổ tiễn thứ hai và cứ thế bắn.

Nguyễn Từ Minh đốc quân tràn lên cánh đồng, bấy giờ bọn Bàn Phù Sếnh mới lăn và ném quả nổ xuống, cả nghìn quả!

Giống như bao đội quân khác khi lần đầu phải đối mặt với thứ v·ũ k·hí gây sát thương lớn, quân sĩ của Nguyễn Từ Minh nhốn nháo thét gào chạy ngược trở xuống thuyền. Nguyễn Từ Minh điên tiết đích thân cầm dùi khua chống thúc quân tiến lên, lệnh cung thủ phóng tiễn yểm trợ. Quân sĩ Đông Phù Liệt buộc phải tiến lên mà trong lòng thập phần kinh hãi.

Bọn Bàn Phù Sếnh ném thêm vài chục quả lựu đạn rồi lui về sau một quãng, bắn vài chục mũi tiễn gắn quả nổ mảnh rồi thúc ngựa bỏ chạy hết lượt. Binh sĩ Đông Phù Liệt tràn lên được cánh đồng 73 gò, hàng chục người sụp hầm cắm chông tre, không thể truy theo. Bọn Phù Sếnh ngồi trên lưng ngựa chờ đợi thêm nửa canh giờ chỉ thấy bọn Nguyễn Từ Minh dò dẫm tứ phía, sau đó chọn mấy gò đất hạ trại tạm.

-Bọn nó không đem quân kỵ, phải tận dụng ngựa đánh với bọn nó.

Bàn Phù Sếnh nói với tả hữu, cắt đặt lại 100 quân kỵ theo dõi nhất cử nhất động của đối phương, 400 quân lui về phía sau 3 dặm, còn bản thân Sếnh dẫn một tiểu đoàn về hướng Tây Bắc.

Sở dĩ Nguyễn Từ Minh không thể t·ấn c·ông là bởi thiệt hại nặng, chỉ phút chốc có hơn chín trăm quân sĩ bị loại khỏi vòng chiến đấu. Từ Minh không sợ không được. Trước khi xuất quân Nguyễn Ninh vương đã nhắc rằng quân Thiên Đức rất mạnh nhưng Nguyễn Từ Minh nắm trong tay 5000 tráng sĩ, một có thể địch hai nên vô cùng tự tin.

Từ Minh cho đóng trại chính ngay trên cánh đồng 73 gò, các trại tiền tiêu toả khắp ba hướng. Chiều muộn ngày 10 tháng 2, Từ Minh có 500 ngựa chiến nhưng chỉ còn hơn 4000 quân tinh nhuệ. Với Từ Minh mà nói, vừa đặt chân đến đất địch đã bị giáng một đòn choáng váng buộc Từ Minh phải thay đổi chiến thuật, không thể khinh suất.

Giang Hạc Điền bên bờ Kim Động chia lại cho Từ Minh thêm 1000 quân. Bọn Giang Hạc Điền không vấp phải sự kháng cự đáng kể, ngoài việc chạm mặt dân binh lúc đổ bộ, bọn họ ném vài chục quả nổ vào quân Hạc Điền rồi cắm đầu chạy mất dạng.

Dân phu theo bọn Từ Minh, Hạc Điền xuất chinh chỉ 2000 người bởi hậu phương không tính là xa. Dân phu lo dựng trại, cho ngựa ăn, nấu nướng và vận lương.

Theo hiệp đồng, Từ Minh sẽ dẫn quân theo hướng Tây Bắc hội với Lý Mẫn tại khu vực bãi Yên Bình. Giang Hạo Điền trấn dọc bờ Văn Giang thuộc đất Kim Động đề phòng quân Thiên Đức chặn hậu. Bởi thế, trong suốt quá trình giao chiến, Giang Hạo Điền chỉ tập trung lùng sục các làng mạc thuộc phía Đông Bắc huyện Kim Động, chẳng có ý hội quân với Đào Ứng Bình.

Có giáp trận mới biết, quân Thiên Đức đang chống lại một liên quân rời rạc. Họ cùng chung mục đích đánh bại Thiên Đức để chiếm lợi song lại muốn quân Thiên Đức chĩa mũi nhọn về sứ quân khác mà không phải mình.

Công bằng mà nói, chỉ có Phan Văn Hầu và Nguyễn Quốc Khánh có chung mối thâm thù nên mới kề vai sát cánh mà thôi.