Chương 442: Đầu độc nguồn nước
Cự thạch pháo trên đồi trút xuống như mưa rào buộc Phạm Sĩ Sách phải hạ lệnh thu quân. Trên đường lui, quân sĩ Súng trường kéo về hàng trăm kẻ b·ị t·hương cùng với đó là tù binh. Vài chục sĩ tốt trung thành với Hầu Nhân Thạch bỏ chạy, thấy quân Thiên Đức thay vì bỏ mặc người b·ị t·hương lại vội kéo về sau tránh đá thì trong lòng sinh nghi hoặc. Phạm Sĩ Sách chống kiếm đứng giữa cánh đồng đầy nắng, đầy gió, sặc mùi thuốc súng và hàng trăm thây người nằm sấp ngửa.
Phạm Bạch Hổ cho quân kéo thần công dàn hàng ngang bắn lên đồi nhiều loạt, nhờ đó mới giảm được cơn mưa đá đang trút xuống. Phạm Sĩ Sách nhân cơ hội ấy sai quân thuộc quyền nhào lên kéo những quân t·ử t·rận của đối phương trong khi Trung đoàn Thiên Đức tràn ra khỏi trại với cuốc, với xẻng. Hơn hai chục hố lớn mau chóng được đào xong, đặt xác những kẻ xấu số nằm ngay ngắn rồi lấp đất đắp thành những nấm mộ có chóp. Đến quá giờ Ngọ, những kẻ trấn thủ trên đổi tận mắt trông thấy Vạn Thắng vương vận chiến bào, theo sau là hàng trăm quân nữ thị vệ. Đích thân Vạn Thắng vương thắp hương từng nấm mộ lớn, đứng đó khấn vái hồi lâu mới quay về doanh trại.
Phan Văn Hầu thấy cảnh này liền tức giận đá thúng đụng nia, văng tục chửi thề một hồi. Hầu nói với thuộc tướng:
- Cảnh giác cao, cẩn thận bọn phương Bắc có lòng khác. Thằng nhãi con họ Mạc này ngoài khả năng g·iết người không đao, nó còn thu phục nhân tâm. Thằng khốn!
Cuối giờ chiều khi hoàng hôn ngả bóng, Phạm Bạch Hổ cho kéo thêm hơn chục khẩu thần công dàn hàng giữa cánh đồng trống mênh mông. Quân Tam Đái trên đồi cảnh giác cao độ, sẵn sàng phản pháo. Một toán quân từ trại Vạn Thắng vương xuất hiện, đến khi ai nấy trên đồi nhìn rõ mới nhận ra kẻ cưỡi ngựa lại chính là Hầu Nhân Thạch. Thạch xuống ngựa, khập khiễng đến từng nấm mộ thắp hương sụt sùi. Không khí trên chiến địa bỗng tĩnh lặng lạ thường.
Hầu Nhân Thạch tập tễnh lê từng bước chân khó nhọc trên cánh đồng. Thạch dừng bên cạnh một cục đá hãy còn vương máu tươi, nước mắt không ngừng tuôn. Bất chợt, Hầu Nhân Thạch gào thật to, tiếng gào vang vọng khắp chốn. Tiếp đó, Thạch nói lớn bằng phương ngữ ít người hiểu, binh sĩ theo Thạch đồng thanh hô theo.
Đạn đá trên đồi bắt đầu bay xuống. Những pháo thủ dưới quyền Phạm Bạch Hổ dựa vào điểm bắn mà phản pháo không ngừng. Một chốc sau, từ phía chân đồi rậm rạp những cây, hàng trăm bóng người chạy thục mạng về phía bọn Hổ. Tiễn và đá bắn đuổi theo những người này, Phạm Bạch Hổ lập tức lệnh cho các khẩu thần công nhắm bắn tuỳ ý không ngừng hòng yểm trợ cho những kẻ đang tìm đường thoát thân.
Một số viên đạn tròn bay v·út lên không trung kéo theo mấy quả lựu đạn bằng tre, có quả nổ trên không, có quả khi chạm đất mới nổ… đó là cải tiến theo cách của anh Lan Ngư phủ, út nam của lão tướng Đoàn Thượng. Hàng chục t·iếng n·ổ từ sườn đồi vọng ngược lại, làn khói mờ đục lẫn trong những tán cây xanh sẫm như thể sương sớm. Chưa hết, Phạm Bạch Hổ cho kéo đến một khẩu Cự thạch pháo cỡ lớn, tay đòn dài. Hổ vẫn ấp ủ sở hữu một khẩu đại pháo, anh đã có nhưng chưa được khai hoả khi xung trận do cồng kềnh quá mức.
- Cho chúng nó biết thế nào là sấm giữa trời quang, đánh cho tiệt nọc luôn! Đại Vương nhân từ với chúng, để xem khẩu đại pháo này có nhân từ hay không.
Quân sĩ đặt vào giá pháo hơn một chục quả lựu đạn tre quấn tròn thành bó, phần lõi là một ống thép cán mỏng dính, nhồi đầy thuốc nổ đen và mảnh kim loại. Phạm Bạch Hổ quấn số lựu đạn này bằng lưới đánh cá để quả nổ không văng tứ tung khi ở trên không trung. Dây cháy chậm bện từng cụm với nhau, đến mục tiêu sẽ nổ, gây sát thương lớn. Quả nổ có vỏ kim loại dùng dây cháy chậm riêng biệt, đảm bảo sẽ nổ sau cùng.
Phạm Bạch Hổ đứng chống nạnh, nét mặt lộ vẻ đắc ý khi quả đạn phóng v·út lên khoảng không, bay về phía sườn đồi rồi mất hút. Hổ nhẩm đếm đến năm thì t·iếng n·ổ kinh thiên động địa vọng đến. Anh chàng vỗ tay cười đầy khoái trá:
- Nổ rồi, nổ rồi! Bắn thêm đi!
Chim muông bay tứ tán tìm nơi trú ngụ mới bởi những âm thanh kinh sợ cứ liên tục rền vang. Đứng dưới cánh đồng, khoảng cách dễ đến trăm thước hơn mà Phạm Bạch Hổ vẫn thấy nhiều tán cây rung lắc mạnh sau t·iếng n·ổ. Âm thanh của hàng chục quả lựu đạn nổ chưa dứt là âm thanh của quả lựu đạn vỏ thép mỏng.
Quân sĩ Tam Đái dù có thần kinh thép cũng sợ hãi bỏ vị trí tìm nơi ẩn nấp. Nhờ vậy, số quân bản bộ của Hầu Nhân Thạch chạy ra hàng b·ị t·hương vong không đáng kể do tiễn và đá gây ra. Vài trăm kẻ thoát c·hết quỳ sụp xuống ruộng lúa khô cằn vái lạy Phạm Bạch Hổ. Phạm Bạch Hổ thét vào mặt Hầu Nhân Thạch:
- Mau nói người của ông về trại trình diện, đừng có quỳ, Đại Vương không thích điều ấy, mau lên!
Thuộc hạ của Hầu Nhân Thạch vừa thoát c·hết lại tận mắt trông thấy v·ũ k·hí lạ kỳ phát ra âm thanh của quỷ thần thì đôi chân líu ríu chạy, vừa chạy vừa ngã sấp ngửa vì kinh sợ.
Phạm Bạch Hổ biến dãy đồi trước mặt trở thành bia tập bắn cho binh sĩ mãi cho đến lúc mặt trời đã lặn mới thu quân về trại. Binh sĩ Thần Sấm ai nấy đều tươi tỉnh sau hơn tháng trời chẳng được đụng tay dẫu mục tiêu rất gần. Phạm Bạch Hổ hồ hởi khoe chiến tích với mọi người, chạm mặt Bùi Thị Xuân, anh chàng vội cười cầu tài rồi biến mất.
Bùi Thị Xuân chưa được xung trận, trong lòng không lấy gì làm vui vẻ, dễ xuống tay với Phạm Bạch Hổ nên Hổ né là phải.
Hầu Nhân Thạch hoàn toàn quy phục Chương không phải vì được tha mạng. Là một võ tướng, ông ta coi c·ái c·hết trên chiến trường nhẹ tựa lông hồng song với tài ăn nói vốn có cộng với khả năng nắm bắt tâm lý của người đối diện, Chương nhắc đến gia quyến và cố quốc của Hầu Nhân Thạch. Anh khơi gợi cho ông ta ý định phục thù mà kẻ thù của ông ta chẳng ai khác chính là Đại Vũ đế. Đại Vũ đế cùng đội quân thiện chiến dưới quyền đã s·át h·ại cha mẹ, anh em cũng như chủ cũ của Hầu Nhân Thạch. Chương cho bại tướng một lời hứa, dùng lưỡi kiếm sắc bén cùng hiểu biết về quân Đại Vũ chống lại Đại Vũ đế trong tương lai gần. Hầu Nhân Thạch cho hay, vợ con ông ta cùng vợ con thuộc hạ, binh sĩ đang nương nhờ ở đất Tam Đái. Chương nói sẽ cho họ đoàn tụ.
Hầu Nhân Thạch bán tín bán nghi khi Chương không thuận cho Thạch và sĩ tốt cầm gươm chống lại quân Tam Đái báo ơn. Anh khẳng định chắc nịch, chuyện nội bộ của người Vạn Xuân do người Vạn Xuân tự quyết. Anh thẳng thắn bày tỏ với Hầu Nhân Thạch và tướng sĩ, anh không muốn mai sau con cháu nói rằng anh mượn đao g·iết người, dùng người ngoài đánh người trong.
- Ta nhận tấm lòng của ông nhưng ý ta đã quyết. Ông về sau nghỉ, lúc khoẻ hãy rèn binh luyện sĩ cho tốt, lúc rảnh rỗi đọc sách làm ruộng chờ thời cơ. Ta sẽ dùng ông đúng lúc đúng nơi.
Chườn cho Hầu Nhân Thạch cùng số quân bản bộ về ở tạm trong thành Bát Vạn một thời gian ngắn, đồng thời bảo Nhã Lâm biên thư gửi cho Triệu Trung. Triệu Trung vội từ Thuỷ Đường gấp rút đến Vũ Ninh gặp Hầu Nhân Thạch động viên tinh thần, giảng giải lẽ thiệt hơn. Sau đó, Triệu Trung đề đạt và được chấp thuận, Hầu Nhân Thạch cùng binh sĩ theo Triệu Trung về ở vùng Tam Hưng.
Với hiểu biết có phần hạn chế về lịch sử, tuy chẳng chắc có thể áp dụng ở đất Vạn Xuân nhưng Chương đồ rằng một khi đại quân phương Bắc tiến đánh phương Nam ắt sẽ từ hướng biển. Những người như Triệu Trung, Hầu Nhân Thạch vốn có mối thù không thể xoá nhoà với quan quân Đại Vũ sẽ là những chiến binh mạnh mẽ nhất một khi xung trận. Tại huyện Thuỷ Đường, Siêu Loại hay Ninh Hải, Chương khuyến khích người phương Bắc lấy vợ, chồng là người Vạn Xuân. Như chủ trương mà Thiên Bình vẫn thường nói là “thắt chặt tình anh em, ở đất Vạn Xuân là người Vạn Xuân, bất kể nguồn gốc”. Tuy vậy, ý định sâu xa mà Chương muốn chính là cải tạo nòi giống.
Trước khi Chương đến Vạn Xuân, dân vùng nào chỉ biết vùng đó. Nam thanh nữ tú trưởng thành lập gia đình cũng quẩn quanh trong làng ngoài xã, họ hàng chằng chịt, cái lợi cũng nhiều mà cái bất lợi cũng chẳng ít. Dao tộc, Nùng tộc lập thân với Kinh tộc, Hoa tộc… sẽ giúp thế hệ sau có nhiều lợi ích đáng kể. Chương không phải nhà nhân chủng học song anh nhớ đã từng nghe hoặc đọc về điều đó khi mài đũng quần trên ghế nhà trường.
Loại bỏ được một phần binh lực của đối phương và gây xáo trộn lòng quân địch bằng v·ũ k·hí uy lực và nhân tâm, Chương tiến gần thêm một bước trong quá trình đánh tan đội quân của Phan Văn Hầu cố thủ tên những mỏm đồi trước quân doanh. Mấy đêm sau đó, nhiều trận đụng độ lẻ tẻ xảy ra ở phía Bắc dãy đồi cho thấy dấu hiệu Phan Văn Hầu muốn tìm đường rút quân. Lợi dụng đêm tối, một số binh sĩ Tam Đái tìm đường thoát thân song rất hiếm kẻ thoát được bởi bọn Lý Kế Nguyên, Phạm Ngũ Lão chia quân thành các nhóm nhỏ đón lõng đến mấy dặm đường.
Trước uy lực của thần công và Cự thạch pháo bắn đạn nổ, Phan Văn Hầu đành phải đưa đại bộ phận quân xuống ém ở khu vực chân đồi phía Bắc, gần nguồn nước. Cây cối rậm rạp giúp che chắn cho quân sĩ dưới trướng Phan Văn Hầu song điều này đã nằm trong dự tính của Chương và Phạm Tu từ trước.
Ngay từ những ngày đầu cuộc chiến, Chương đã yêu cầu Phạm Cự Lượng cắt đặt binh sĩ theo dõi sát sao con suối chảy uốn lượn quanh sườn đồi và căn dặn tuyệt đối không được có hành động gì ảnh hưởng đến nguồn nước khiến đối phương sinh nghi mà rút quân sớm. Sở dĩ Chương yêu cầu như vậy là có lý do, thuộc tướng nghĩ anh có lòng nhân, có thể chẳng sai. Tuy nhiên mục đích của Chương, là đợi thời cơ thích hợp sẽ đầu độc nguồn nước duy nhất ấy. Và thời cơ, như Chương nghĩ, đã đến.
Thiên Bình triệu tập Thần Vũ quân, lúc này do Phạm Thu Vân chỉ huy, giao nhiệm vụ bí mật cho các cô gái này. Một lần nữa xác chuột, ngựa c·hết, phân người, voi hoặc nước tiểu của ba quân… được các nàng bí mật gánh đến đầu nguồn nước vào buổi đêm. Hòng đảm bảo kế hoạch làm bẩn nguồn nước đạt hiệu quả, Chương bí mật ra lệnh cho Mạc Dật cho quân vận chuyển nước bẩn từ việc luyện sắt thép, nhuộm vải… đến tiền tuyến. Những loại chất bẩn này sẽ đổ vào đầu nguồn vào khoảng cuối canh Năm hoặc cuối giờ Thân. Đó là quãng thời gian binh sĩ nấu nướng, tắm rửa, giặt giũ.
Bốn ngày sau, nhiệm vụ của Phạm Thu Vân phát huy tác dụng. Hàng trăm binh sĩ Tam Đái cùng có dấu hiệu đau mắt, con số này mau chóng tăng lên hàng nghìn chỉ sau một đêm. Độ mươi ngày kể từ khi quân Thần Vũ làm bẩn nguồn nước, hơn một nửa quân Tam Đái đau mắt, hàng trăm người có dấu hiệu ghẻ lở ngoài da và nghiêm trọng hơn cả ấy là… quân sĩ có một số bị kiết lỵ. Phan Văn Hầu nhận ra nguồn nước có vấn đề nhưng không biết tường tận. Một vài mưu sĩ phương Bắc có trong hàng ngũ mách cho Hầu phải căn dặn ba quân đun sôi nước rồi mới được uống. Bên cạnh đó, họ cũng chỉ cho Hầu các dùng than củi lọc nước. Hầu sai ba quân lập tức làm theo nhưng bệnh kiết lỵ đã lấy đi sinh mạng của hàng trăm binh sĩ Tam Đái.
Lòng quân dao động, không ít kẻ muốn đầu hàng!
Nửa tháng trôi qua mà đối phương vẫn chưa quy hàng. Một số binh sĩ Tam Đái trốn ra xin hàng, nhờ lời khai của những kẻ này, Chương nắm được đại khái tình hình của đối phương. Chương không tỏ ra vội vã. Anh có thời gian mà Phan Văn Hầu thì không. Hầu và sĩ tốt bị nhốt trong dãy đồi nối tiếp này càng lâu thì con đường diệt vong của Tam Đái càng gần hơn bao giờ hết.
Vài hôm sau, ba chiếc thuyền lớn do Lê Chân dẫn đầu chở than từ Mao Khê đến. Thiên Bình lại sai quân Thiên Kim đem than làm bẩn nguồn nước nhằm rung cây nhát khỉ.
Trong các chỉ huy đã có người đề đạt với Chương ý định dùng hoả công đánh một trận là tan tác chim muông. Chương phải giải thích cặn kẽ, mọi người mới thông. Anh cho rằng dùng hoả công thiêu c·hết những người đối địch sẽ gây ra mầm mống thù hận ở vùng đất anh đang nhắm đến. Hoả công không phải mưu mẹo vì ai cũng thấy được, chưa kể điều đó sẽ thúc đẩy quân Tam Đái điên cuồng chống trả tìm đường thoát thân.
Thời tiết chuyển mùa thất thường, lúc nắng lúc mưa cộng thêm việc ăn uống có phần chật vật, sĩ khí quân Tam Đái bị bào mòn trông thấy. Hầu như sáng nào điểm quân cũng thiếu vài chục người, kẻ bệnh tật c·hết thì ít mà biến mất tăm thì nhiều. Chưa kể những kẻ đau ốm nằm thu lu bên gốc cây bụi cỏ. Đến sau cùng, Phan Văn Hầu không thể chịu đựng hơn nữa bèn viết thư khiêu chiến một trận sinh tử cho đáng mặt nam nhân gửi đến Vạn Thắng vương.
Chương đọc thư xong ngẩng lên nhìn sứ giả. Sứ giả nhìn anh với ánh mắt thập phần khó hiểu, anh cười:
- Ta không phải cọp beo, chẳng phải thư sinh trói gà không chặt song Phan Văn Hầu không phải là đối thủ của ta. Ngươi nói xem, ta có nên nhận lời khiêu chiến của hắn không?
Sứ giả bối rối chưa nghĩ ra câu đối đáp. Thiên Bình ghé vào tai Chương thì thào, anh gật đầu và mời Phạm Tu đến bàn định.
- Danh tướng Phạm Tu muốn dạy cho Phan Văn Hầu một bài học về bày binh bố trận. Ông Phạm Tu là thầy của ta, thầy ta muốn nhận lời khiêu chiến vì lâu rồi không được cầm quân. Ngươi về nói với Phan Văn Hầu, vinh hạnh của ông ta là trở thành bại tướng dưới tay Tả Đô đốc tiền triều. Nếu hắn không chịu, vậy các ngươi cứ ở trên đấy trở thành vượn hết đi.
Sứ giả vội vã trở về cấp báo, Hầu nhận lời và giao hẹn tại cánh đồng phía Bắc dãy đồi với điều kiện không được dùng thần khí.
Chương gọi bọn Phạm Sĩ Sách, Phạm Thu Vân, Phạm Ngũ Lão, Lý Kế Nguyên, Bùi Thị Xuân… đến họp bàn để chọn ra tinh binh dùng đao kiếm, võ thuật tốt xung trận dưới quyền lão tướng Phạm Tu.
- Bọn chúng cho rằng Thiên Đức quân dựa vào thần khí xưng danh, nếu các anh thấy điều đó đúng thì ta bắn bùm một cái là xong. Còn như… muốn thiên hạ thấy rằng Thiên Đức quân đấm tay đôi cũng không vừa thì… đó, mọi người tự bàn, tự quyết.
Anh đứng lên, nhìn về phía Bùi Thị Xuân:
- Chỗ chị Xuân sẽ có nhiệm vụ khác, chị theo ta.
Bùi Thị Xuân mừng húm, nháy mắt với Thiên Bình thay lời cảm ơn rồi rảo bước theo sau Chương nhận nhiệm vụ bí mật.