Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 565: Chui đầu vào rọ?




Chương 565: Chui đầu vào rọ?

Lúc này thành Sơn Tây đã bị vây lỏng mặt Bắc và Đông trong khi ở mạn Nam, Phùng Hiền rút quân về địa phận huyện Tích Lịch, sử dụng nhánh sông Tích Lịch làm giới tuyến tạm thời chống Lý Mẫn. Sau lưng Phùng Hiền, Đàm Quán và Đinh Dương liên tục quấy phá.

Trước đó cự phú Quan Thiện ở Sài Sơn dốc túi chiêu mộ được hơn 700 tráng đinh quanh vùng, giao cho trưởng tử Quan Thanh Liêm dẫn đi giúp sức Phùng Hiền. Quan Thiện không tiếc tiền của đầu tư vào canh bạc, mà theo ông nhận định là nắm chắc mười phần thắng. Hai con trai của Quan Thiện đã theo hầu Vạn Thắng vương, trưởng tử được giao trọng trách giữ an ninh trong vùng. Và đặc biệt, cô con gái út Quan Lam Giang sớm hôm hầu cận, đã trở thành người của Vạn Thắng vương một cách không chính thức. Quan Thiện cho rằng hậu vận họ Quan sẽ hiển hách, con gái rồi sẽ được ân sủng. Nay họ Quan dồn tài lực giúp quân, dù quân không cần, nhất định sẽ được ghi công trạng. Con gái út họ Quan nhờ đó cũng thơm lây. Bởi vậy trước khi Lý Mẫn sai quân c·ướp phá, bắt bớ tại các làng mạc trong huyện Hát, Quan Thiện đem lương thảo giấu trên Bạch Vân am và dẫn gia quyến, gia nhân chạy một mạch về thành Sơn Tây. Dân làng Sài theo lời khuyên của Quan Thiện cũng bồng bế nhau chạy sang huyện Tích Lịch lánh nạn hết lượt. Chưa xét đến công trạng ủng hộ ba quân, riêng việc khuyên dân làng Sài trốn chạy về phía Sơn Tây đủ khiến Quan Thiện được luận công ban thưởng.

Thương nhân hơn thường dân ở tầm nhìn vì họ có cơ hội giao du rộng, đi nhiều nơi, đến nhiều chỗ. Thương nhân La thành, Đông Phù Liệt hay Đỗ Động Giang đều ủng hộ sứ quân sở tại bằng cách này hay cách khác, cũng có những thương nhân đi hai hàng, ngấm ngầm cung cấp tin tình báo cho Thiên Đức nhằm kiếm tìm đường lui… có thể nói sự nghiệp của một thương nhân phần nào gắn với số phận của một sứ quân.

Phùng Hiền bố trí Quan Thanh Liêm và tráng đinh đảm trách các công tác hậu cần. Một số tráng đinh nhanh nhẹn, hoạt bát được tuyển mộ và quân tế tác trực thuộc Sư đoàn Sơn Tây.

Nhắc đến cánh Yết Kiêu, sau khoảng thời gian ngắn quấy phá quả nhiên phải đem một đạo thuỷ quân từ sông Hát t·ấn c·ông cầm chừng Dương Trường Huệ giảm áp lực cho thành Sơn Tây và không để Dương Trường Huệ phong toả Xích Giang. Dương Trường Huệ phần nào đạt được ý đồ nhưng thời tiết nắng mưa thất thường, Yết Kiêu lại cứ nhằm lúc mưa giông kéo thủy quân đến pháo kích rồi rút chạy khiến Dương Trường Huệ có muốn cũng không thể tổ chức đánh lớn. Liệu tình hình, Dương Trường Huệ bèn triệu thuộc hạ bàn kế sách, quyết dồn thuỷ quân Thiên Đức về sông Hát sau đó phối hợp với Lý Mẫn kẻ chặn đầu người khoá đuôi, quân La thành trấn hai bờ sông Hát đánh vào sườn. Dương Trường Huệ cho rằng chỉ có cách vây chặt tứ phía mới trừ bỏ được “đám ruồi nhặng”.

Để thực hiện kế sách, Dương Trường Huệ đem thủy quân dốc sức truy đuổi Yết Kiêu về gần sông Hát để tách một số thuyền nhỏ đổ hơn một nghìn quân lên bờ. Trần Bá Tiên, từng là môn khách của Đông Chinh vương, cùng hàng chục kẻ thông thạo đường sá dẫn đường cho đạo quân dưới quyền Phàn Tiếp, bộ tướng của Dương Trường Huệ, bí mật tiến về huyện Hát phối hợp với cánh Lý Mẫn. Phàn Tiếp cho binh sĩ đổi chiến y quân Sơn Tây cũ do chiến y quân Thiên Đức không làm kịp do thiếu vải màu xanh sậm. Trần Bá Tiên dẫn Phàn Tiếp tránh xa các làng mạc, ban ngày chia ra ẩn náu, ban đêm ngậm tăm mà đi.

Trong hàng vạn thủy quân Đại Vũ quay về điểm tập kết, thiếu nghìn quân thật khó cho tế tác Thiên Đức đoán biết. Tuy nhiên, đội quân của Phàn Tiếp bị lộ theo cách chẳng ai có thể ngờ đến.

Số là Quan Thanh Liêm vốn dân Hát huyện, thông thạo đường đi lối lại, Phùng Hiền cử Quan Thanh Liêm cùng một số tráng đinh Quan gia tuyển mộ làm quân tế tác. Quan Thanh Liêm phân mỗi tổ ba người đảm trách một khu vực nhất định để nắm di biến động của quân La thành. Bên cạnh đó, Phùng Hiền cũng giao nhiệm vụ cho bọn Quan Thanh Liêm tìm kiếm, phát hiện gian tế của đối phương dò la tin tức ở Tích Lịch. Quan Thanh Liêm đem theo lương khô ăn bờ ngủ bụi như những bóng ma. Một hôm, thuộc hạ báo với Quan Thanh Liêm một chuyện rất lạ, ấy là ven một khoảng rừng thưa có hàng trăm đống… phân người hãy còn mới!

Nhắc đến bách tính phóng uế lung tung thì trước đây chẳng lạ, bạ đâu tụt quần trút bầu tâm sự ở đấy nhưng thường là bụi rậm ven đường hoặc bờ mương, bờ ruộng và cũng chẳng thể cùng lúc phóng uế số lượng lớn như thế. Thiên Đức mới tiếp quản Sơn Tây được một năm, quân sĩ ra sức tuyên truyền cho dân không nên phóng uế bừa bãi vì phân người ủ tro bón ruộng, chưa kể có thể… bán! Kể từ đó, phân động vật như trâu bò còn ít thấy. Còn như dân chúng tụ tập đông, chạy nạn, các cô gái Thần Vũ từng khuyến cáo bà con nên đào hố, phóng uế xong thì lấp lại bởi gian tế sẽ dựa theo phân người truy vết, hết đường chạy.

Quan Thanh Liêm lò dò đến tận nơi mục sở thị, rõ là có hàng trăm bãi phân người rải rác. Ngoài ra, Quan Thanh Liêm phát hiện thêm dấu tích cành cây bị bẻ lót chỗ nằm, vỏ gói bánh vương vãi khắp nơi song không phát hiện dấu tích của bếp lò. Quan Thanh Liêm lập tức nghĩ đến toán binh La thành âm thầm luồn rừng mai phục ở đâu đó nên chú tâm tìm kiếm. Tại một quãng đường đất ở phía Đông khoảng rừng thưa, Quan Thanh Liêm phát hiện dấu chân dính bùn của hàng trăm người để lại. Suy tính kĩ, Quan Thanh Liêm lần theo dấu vết, sai hai thuộc hạ đi ngược về hướng Xích Giang. Sau cả ngày trời ngược xuôi, các toán tế tác thuộc quyền Quan Thanh Liêm cùng khẳng định có một đạo binh lớn từ hướng Xích Giang tiến về phía Tây. Dấu vết để lại ngoằn ngoèo, chủ ý tránh xa làng mạc. Phùng Hiền nhận tin báo về còn đương băn khoăn thì Lý An lập tức nhận ra vấn đề.

- Thủy quân của chúng ta đang đóng ở khu vực ngã ba sông Hát nhằm đảm bảo đường tiếp tế từ bên Vĩnh Yên và Siêu Loại. Các dấu vết như cậu Liêm nói không phải do quân ta, chẳng thể của đám Lý Mẫn. Vài hôm trước bọn Huệ có truy thủy quân của ta nhưng nửa đường lại thu binh chưa rõ nguyên do. Ta e bọn Dương Trường Huệ muốn vây bắt Yết Kiêu.

Phùng Hiền đăm đăm nhìn hoạ đồ, nói:

- Nhưng Yết Kiêu có thể lui quân về phía hạ lưu sông Xích cơ mà.

- Cậu quên Lý Mẫn vẫn kiểm soát một bên bờ Xích Giang à? Ông ta có thể đưa một toán binh và khinh thuyền chặn đường, ép Yết Kiêu phải lui vào sông Hát để hội binh với ta ở phụ lưu sông Tích Lịch. Chưa kể Dương Trường Huệ có thể chủ động đóng quân chặn ngã ba sông.



Lý An gõ xuống hoạ đồ, nói tiếp:

- Nếu chúng có một toán binh mã đặt ở vị trí này, ngăn không cho Yết Kiêu rút về nhánh Tích Lịch mà phải rẽ vào nhánh Hát Giang sẽ là tử lộ, bị vây tứ phía, có tử chiến thì… quân địch mất ba, quân ta mất hết.

- Vậy… vậy phải làm sao đây?

Lý An nhếch môi cười khinh bỉ:

- Xem ra bọn Đại Vũ coi thường chúng ta quá thể. Chúng mưu tính vậy chưa biết mèo nào cắn mỉu nào đâu, gậy ông đập lưng ông thì thế cờ lật ngược đấy.

- Xin thầy nói rõ hơn ạ.

Lý An chậm rãi giảng giải cho Phùng Hiền:

- Dưới quyền Yết Kiêu có Cao Mộc Viễn, lão già ấy không phải tay vừa. Từ lúc Yết Kiêu mất thủy trại lại rút về ngã ba sông mà cứ chủ ý neo chiến thuyền ở đầu nguồn Hát Giang. Nhìn qua thì nghĩ Yết Kiêu đóng ở đó để phòng thuỷ quân La thành hoặc Dương Trường Huệ vây phủ Sơn Tây nhưng không phải. Ban đầu ta lấy làm lạ, có hỏi Cao Mộc Viễn song lão già ấy chỉ tủm tỉm cười ra vẻ bí mật, bảo rằng nói trước sợ bước không qua.

Phùng Hiền băn khoăn:

- Liệu ông ta có bẩm báo ý đồ với vương thượng không? Theo thầy?

Lý An chỉ vào khu vực thành Ốc, bảo rằng:

- Quân của Vương Chí Linh vẫn đóng ở đây, nửa tháng trước có thêm quân Kinh Môn của Đặng Sỹ Nghị và lực lượng pháo binh chủ lực vẫn im hơi lặng tiếng. Đại Vương hạ lệnh án binh bất động đạo quân này là muốn chờ thời cơ. Bên Vĩnh Yên cũng chẳng thấy động tĩnh gì, cậu nghĩ xem.

- Phải chăng vương thượng muốn Dương Trường Huệ tiến sâu thêm ạ?

Lý An vỗ tay đánh đốp một cái, cười khà khà mà rằng:



- Nếu gã họ Dương ngây thơ thì đường về phương Bắc chẳng còn. Vương Chí Linh, Đặng Sĩ Nghị và Phạm Bạch Hổ là quân cờ trong tay áo của Đại Vương. Ta cũng đương chờ xem ngài ấy dụng ra sao.

Phùng Hiền nói:

- Nếu là con, con vượt sông đánh sang La thành.

Lý An khẽ lắc đầu:

- Triệu Quang Phục đảm trách việc ấy, ta nghĩ… Đại Vương tương kế tựu kế để Dương Trường Huệ hăm hở dồn Yết Kiêu vào tử lộ và… Phạm Bạch Hổ, con hổ bị nhốt trong cũi sẽ tha hồ bày tiệc. Cậu nghĩ sao nếu sông Hát bị khoá?

Phùng Hiền ngẫm nghĩ, đáp rằng:

- Nếu mắc mưu thì con vẫn còn đường chạy sang La thành.

Lý An phì cười:

- Cá lên cạn ắt cá sẽ ươn.

Lý An rít một hơi thuốc lào, nhả khói, đôi mắt ông lim dim tận hưởng. Nhấp xong chén trà, Lý An thong thả hỏi Phùng Hiền:

- Cậu có thắc mắc cớ sao Đại Vương lại để Triệu Trung trấn thành Sơn Tây mà không phải là cậu không?

- Dạ thưa thầy… con không được biết.

Lý An hít một hơi thật sâu, ánh mắt nhìn xa xăm không vội trả lời, đoạn ông cười rất lạ:

- Đoàn Kính Chí dùng người Vạn Xuân đánh người Vạn Xuân thì Đại Vương dùng người phương Bắc đánh với người phương Bắc. Triệu Trung có thù với quân Đại Vũ. Đại Vương bắn một mũi tên trúng nhiều cái đích.



Phùng Hiền tròn mắt, mãi sau mới cười hắt ra, vẻ khổ sở:

- Vương thượng mới ba mươi mà thâm sâu khó lường. Triệu Trung có đ·ánh c·hết bỏ vẫn mang ơn vương thượng.

Lý An gật gù, tặc lưỡi:

- Triệu Trung mà ra tay, sau này sứ giả Đại Vũ đến hạch tội, Đại Vương giả ngây giả ngô. Ngài ấy đã tính đến bước ấy rồi, chúng ta mới tính đến đối sách trước mắt.

Phùng Hiền chợt hỏi:

- Sắp đến hạn cống nạp cho phương Bắc, theo thầy thì… vương thượng có chịu nộp không ạ?

Lý An lắc đầu:

- Ta chắc Đại Vương sẽ không cống nộp nhưng… lấy cớ gì thoái thác ta không biết. Đại Vương từng nói, muốn biến Vạn Xuân thành dân tộc chiến binh và… đấy! Chúng ta đã làm chủ Hoan châu và Vũ Gia vô cùng dễ dàng.

- Dạ, vậy bây giờ chúng ta phải làm gì ạ?

Lý An thản nhiên nói:

- Báo quân tình về các nơi và cứ ở đây chịu đấm ăn xôi. Ta được phái đến đây chính là rèn giũa cậu để cậu không tức khí mà vọng động.

Phùng Hiền than thở:

- Thầy đến con mừng nhưng hộ tống thầy toàn nữ nhân, chả lẽ vương thượng thực muốn nữ nhân Thần Vũ lấy trai Sơn Tây ư?

Lý An cười ha hả mà rằng:

- Lệnh ông không bằng cồng bà! Cậu xem thử đã có bao nhiêu tướng sĩ dưới quyền đề đạt nguyện vọng lấy vợ Thiên Đức nào?

Phùng Hiền tặc lưỡi và không hiểu cớ sao đám binh sĩ Sơn Tây thuộc quyền lại bày tỏ ý nguyện nay mai đuổi xong giặc xin được thành thân với đàn bà con gái Thiên Đức? Sơn Tây nào thiếu nữ nhân và đâu kém phần tài sắc?