Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 61: Dật




Chương 61: Dật

Trần Thông trình bày lại mọi chuyện cho Kiều Công Ngạn, không quên thêm chút mắm muối. Kiều Công Ngạn nghe xong liền hỏi kẻ ở trần khép nép đứng sau Trần Thông:

-Các ngươi thường sẽ tụ họp ở đâu?

-Bẩm tướng quân, bọn tiểu nhân mỗi lần trốn vào núi sẽ ở gần con suối. Dạo trước bọn tiểu nhân có dựng luỹ gần đó nhưng chưa được bao nhiêu. Nếu bọn Thiên Gia Bảo Hựu đuổi gắt, bọn tiểu nhân băng rừng qua bên Siêu Loại, chờ yên lại về ạ.

Kiều Công Ngạn hỏi thêm:

-Như Mạnh Đức từng báo cho ta, thì các ngươi trồng nhiều rau của, vì sao những lần trước không bị đám ấy phá?

-Bẩm tướng quân, chỗ hoa màu mới trồng thời gian gần đây, trên danh nghĩa là của làng Đường Vỹ, tiểu nhân cũng không biết vì sao bọn chúng không phá, có thể chúng đợi khi nào gần thu hoạch thì cho quân đến lấy sạch ạ.

-Ban nãy ngươi nói ngươi tên gì?

-Dạ bẩm, tiểu nhân là Cao Lịch, quê cha ở châu Đại Hoàng, quê mẹ ở Long Ngô Động ạ.

-Bây giờ cho ngươi lui, ngày mai tìm cách về bên ấy móc nối lại với đồng đảng của các ngươi. Nếu còn ít người thì cứ nói chúng ẩn nấp trong núi, còn như đông đủ hãy sang báo lại cho Mạnh Đức tiên sinh đây.

Cao Lịch lui, Kiều Công Ngạn nói với Trần Thông:

-Ông nhớ theo sát đám Thiên Đức ấy cho ta, chúng còn dùng được. Những người ta và Dương Ngôn cử đi chỉ có hai kẻ may mắn trở về, số còn lại đều đã b·ị b·ắt cả.

Trần Thông hoảng hốt hỏi lại:

-Chuyện gì đã xảy ra thưa Tả tướng quân?

-Bọn Thiên Gia Bảo Hựu không vừa đâu, chúng đã cài người trong tất cả các chợ, các bến sông nên người của ta mới chân ướt chân ráo mò sang đều b·ị b·ắt hết. Hai kẻ xuất phát sau cùng, chưa cập bờ thấy động liền quay thuyền. Chúng cảnh giới suốt ngày đêm đấy.

-Chúng ta có thể đưa người do thám qua ngả Đường Vỹ, nơi ấy cách làng Vạn hơn chục dặm, làng thì toàn người già và thanh niên thì chỉ đôi mươi đổ xuống ạ.

-Mai ông cứ cho thằng vừa rồi cùng người của ta quay lại thám thính đã, sợ rằng bọn Thiên Gia Bảo Hựu hãy còn ở đấy một thời gian. Ta cũng có cách đưa người sang mà không bị phát hiện nên ông cứ làm việc ta giao cho tốt là được.

Sau khi nghe Kiều Công Ngạn căn dặn thêm vài điều, Trần Thông trở về nhà mà lòng khấp khởi mừng thầm. Nếu như quân thám thính không thể sang bờ bên kia thì Kiều Công Ngạn nhất định sẽ phải dùng đến lối sang Đường Vỹ, khi ấy Trần Thông sẽ có nhiều cơ hội để lập công. Sáu năm trời chẳng có động binh nên đường hoạn lộ không chỉ của riêng Trần Thông mà của nhiều người khác không có thay đổi gì. Đây thật là dịp may hiếm có, Trần Thông nhất định phải nắm lấy. Trước khi chìm vào giấc ngủ, bản thân Trần Thông thầm mong sẽ gặp lại Chương, kẻ mà Thông ít nhiều có thiện cảm.

-“Nếu nó mà t·ử t·rận thì mình lại tốn công tìm một thằng được việc.”



Hôm sau, Trần Thông dẫn Cao Lịch cùng mấy binh sĩ lội qua cánh đồng sình lầy từ lúc mặt trời lên cao bằng ngọn sào, cả bọn nấp sau những đám cỏ dại mọc cao quá đầu người dõi mắt nhìn qua bờ Nam nhưng sông rất rộng, từ chỗ nấp chỉ có thể nhìn thấy những cây dâu, cỏ dại và nhiều thứ cây khác mọc lúp xúp ven bờ sông. Cao Lịch đề nghị dùng thuyền nhỏ vượt sông lúc trời tối, Trần Thông có phần ái ngại nhưng không tiện nói ra. Một kẻ tiến thân bằng cách uốn ba tấc lưỡi với ít chữ nghĩa như Thông không có gan lớn, tính mạng trên hết.

-Tiểu nhân rất thông thuộc bên ấy, trời tối đi đông sẽ khó nhưng đi ít thì được, càng ít càng tốt. Tiểu nhân sẽ đi cùng một hoặc hai anh đây qua bên ấy do thám trước, nếu yên thì đại nhân hãy qua. Nhược bằng không thu thập được tin tức gì thì bọn tiểu nhân sẽ báo về cho ngài.

Thông đồng ý cắt cử hai người chèo một thuyền nhỏ, một người sẽ cùng Cao Lịch lợi dụng lúc tối trời qua sông. Sau khi thống nhất, cả bọn quay ngược trở về chuẩn bị. Cao Lịch được Thông đưa cho hai bộ y phục hãy còn mới, một thanh gươm tốt kèm theo gạo, thịt lợn muối, ngũ cốc đủ dùng trong bảy ngày và không quên dặn dò Cao Lịch đủ thứ điều mà Thông cho là cần thiết.

Cao Lịch dẫn theo một người lính của Kiều Công Ngạn, người này tên là Dật, mò mẫm trong đêm tối giữa dàn đồng ca của đám ếch nhái, chão chuộc. Dật hơn hai mươi tuổi, đã vào trong quân được năm năm. Sau một khoảng thời gian men theo những bờ tre, dỏng tai nghe tiếng chó sủa trong xóm thi thoảng vọng ra thì cả hai đã mò gần đến nhà bà Cả Ngư. Lịch đi trước thám thính lát sau quay lại bảo Dật trong nhà không có ai, cửa nẻo mở toang.

Dật theo Lịch vòng ra sau ngôi nhà, xa xa dãy Linh Sơn lừng lững trên nền trời. Lán trại không có ai, kiểm tra tro bếp thấy lạnh ngắt, Lịch nói với Dật:

-Hẳn là mọi người ở trong núi, anh đi với tôi chứ?

Cả hai lom khom chạy trên cánh đồng, thi thoảng lại chọn một gò đống hay bụi cây để ẩn nấp.

Trăng lên muộn.

Hơn nửa canh giờ sau, Lịch tìm được con suối vục mặt xuống táp lấy táp để rồi tranh thủ rửa tay chân. Trăng treo cao trên đỉnh đầu, gió nhẹ thổi mơn man khẽ lay động những tán cây ven suối. Lịch và Dật bỏ cơm nắm ra chấm muối vừng nhai ngấu nghiến. Vừa ăn vừa thì thào nói chuyện, Dật cho biết hiện tại trong nhà cũng chẳng còn ai, thân cô thế cô mới vào trong quân. Nhờ những gì Dật nói, Lịch biết được những người trước đây b·ị b·ắt lính ở bờ Nam đều đóng trại ở mạn giáp vùng thượng du để tránh đào tẩu và ngược lại, quân sĩ trong thành và đặc biệt những trại nhỏ gần sông Thiên Đức, gốc gác ở những làng mạc gần vùng cao.

-Bây giờ anh em ta tìm chỗ ngả lưng, chờ sáng tinh mơ ngược theo con suối này sẽ tìm được những người còn sót, họ chỉ ở đấy thôi.

Dật đồng ý, thế là cả hai tìm được một lùm cây gần bờ suối, bẻ mấy cành lá lót lấy chỗ nằm và đánh một giấc. Trời tảng sáng, Dật đánh thức Lịch dậy rồi cả hai chậm rãi men theo bờ suối khoảng hai dặm hơn thì thấy có bóng người, là một cô gái xuống suối lấy nước.

-Người của bọn ta

Lịch đưa tay lên miệng huýt gió liền ba cái, cô gái nhìn quanh đến khi thấy Lịch từ sau một lùm cây xuất hiện.

-Bọn ta tìm cả đêm mới đến được đây, anh này là anh Dật, người của Mạnh Đức đại nhân cử đi cùng ta. Anh em đâu hết cả rồi?

-Ở trong lán trại, đám anh Lượng đã về Đường Vỹ đêm qua để nghe ngóng.

-Anh Chương đâu?

-Đi cùng anh Lượng.



-Hôm qua thiệt hại nhiều không?

-Mất ba mươi và b·ị t·hương nhẹ không đáng kể.

Lịch nghe vậy tỏ ra bực dọc.

-Ta không được tham gia, thế bọn bên kia toi nhiều không?

-Không ít hơn dăm chục, số còn lại b·ị t·hương. Nếu bọn chúng kéo đến chậm một chốc nữa thì chúng ta đã diệt sạch cả.

Lịch đưa tay nải cho cô gái:

-Chỗ này là gạo, ngũ cốc với ba miếng thịt lợn muối mà Mạnh Đức đại nhân cho ta. Cô cầm lấy làm luôn cho anh em một bữa.

Cô gái nhận lấy tay nải, Dật thấy vậy cũng đưa tay nải của anh ta. Chờ cô gái đi xa hẳn, Dật mới hỏi:

-Trong quân Thiên Đức gì đấy con gái nhiều vậy sao?

-Không nhiều, chỉ chừng ba mươi thôi. Mà anh đừng tơ tưởng.

-Hoa đã có chủ?

Lịch nhếch miệng cười rồi đáp:

-Nếu thắng được cô ta, ý ta là đánh thắng ấy, thì cô ta sẽ làm vợ anh còn nếu anh thua thì… - Lịch thở dài. - Nằm ngoài đồng.

-Cô ấy có bản lĩnh gì?

-Nghe bảo có lời nguyền nào đó, cô này dùng đoản đao cũng tốt. Cô ta thắng thì ta toi mà ta thắng cô ấy t·ự v·ẫn, ham gì. Anh nghe rồi đấy, cô ta nói chuyện trống không, chả coi ta ra gì.

Dật khẽ rùng mình, mấy năm trời ở trong doanh trại, số lần Dật tiếp xúc gần với một cô gái thật hiếm. Có thể vì vậy mà vừa chạm mặt cô gái, Dật cảm thấy có chút bối rối.

-Chúng ta đi thôi, anh cần phải mắt thấy tai nghe để Mạnh Đức đại nhân hỏi gì còn biết đường trả lời. Chúng ta tuy ít người nhưng không sợ bọn Thiên Gia Bảo Hựu.

Dật theo Lịch vào rừng, đến từng lán trại nhẩm đếm người nhưng khi chạm mặt cô gái ban nãy gặp dưới suối đang ra sức thổi lửa nấu cơm thì bỗng quên sạch.

-Để… để ta giúp cô. Ta ở trong quân… trong quân cũng hay lo bếp núc.



Dật giúp cô gái nhóm lửa, một nắm rau rừng để trong cái rá. Gạo, ngô mà Dật và Lịch đưa cho để gần bên.

-Cô tính nấu hết chỗ này sao?

-Ăn cho no, sống được ngày nào biết ngày ấy, để dành làm gì.

-Ta… ta sẽ báo với… với Mạnh Đức đại nhân tình cảnh của các người. Sẽ không đói đâu, chắc đấy.

Cô gái không đáp lời khiến Dật thêm phần bối rối rời đi. Lịch đưa Dật ra khỏi rừng theo lối cũ để ra sông. Dật thấy có chút lạ khi Lịch, cô gái kia hay những người khác đều không có vẻ gì sợ sệt.

-“Chắc bị dồn vào đường cùng nên bọn họ chẳng còn thiết sống nữa.”

Gần đến sông, nhác thấy một nhóm người, Lịch vẫy tay ra hiệu rồi thảng thốt:

-Bỏ mẹ rồi, không phải bên mình, chạy thôi.

-Chạy… chạy đi đâu?

-Anh mau chạy đi, cần phải báo cho Mạnh Đức đại nhân tình hình. Ta sẽ cản bọn này.

-Chúng gần chục đứa.

-Đằng nào cũng c·hết, rủ một thằng đi cùng bầu bạn. Anh mau đi, còn bao nhiêu người cần Mạnh Đức đại nhân giúp, bớt đi ta cũng chả sao đâu. Có duyên gặp lại.

Lịch đẩy Dật đi, rút đao giắt bên hông, cởi phăng áo sẵn sàng. Thấy đám người mỗi lúc một gần, Dật đành bỏ chạy. Một vài kẻ tách ra đuổi theo Dật, Lịch nhắm đám ấy thét lớn vung đao xông đến. Lịch bị vây vào giữa nhưng vẫn nhất quyết chống trả. Dật dừng chân lưỡng lự trong giây lát, khi thấy đám người chỉ trỏ về phía mình, đoán Lịch đã bị hạ nên Dật cắm đầu chạy thục mạng thoát thân. Phía sau vọng đến tiếng la hét đòi lấy mạng.

-Hừ! Xem ra đám Thiên Đức này cũng có nghĩa khí, ngươi đã tận mắt thấy những gì thì cứ vậy mà báo với Tả tướng quân. Như vậy là cái thằng Chương ấy vẫn còn sống. Đi thôi.

Trần Thông nghe Dật trình báo xong thì dẫn cả bọn vội vã về thành Bát Vạn. Kiều Công Ngạn biết chuyện cũng tỏ ra cảm khái và bảo rằng binh sĩ dưới quyền nếu kẻ nào cũng như Lịch thì chuyện thôn tính các sứ quân khác dễ như trở bàn tay.

Dật sẽ phải sang sông một lần nữa để bắt mối. Kiều Công Ngạn sẽ cho thêm một thuyền lương đủ cho những kẻ trong rừng ăn trong một tháng. Dật rất hăm hở nhận nhiệm vụ vì anh ta sẽ có cơ hội gặp lại cô gái trong rừng, quan trọng hơn cả, ấy là Dật sẽ đem theo lương thảo như lời đã nói.

Tình yêu nam nữ vốn là vậy, thật khó giải thích được vì sao thích một người.

Sau đó, lợi dụng đêm tối và trăng khuya, Dật đến được núi Linh Sơn gặp được Lượng. Trừ những người b·ị t·hương, còn lại tất cả theo Dật đi khuân lương về. Dật cũng nói với Lượng, Tả tướng quân sẽ cho hai trăm binh sĩ sang giúp sức Thiên Đức ngay khi Thiên Đức sẵn sàng và nhiệm vụ của Thiên Đức sẽ là dẫn những binh sĩ ấy vào rừng ẩn náu.

Lượng xin ba ngày vì cần phải có sự đồng ý của Mạc lão tiên sinh. Dật vì vậy mà đi lại như con thoi giữa hai bờ trong mấy ngày liên tiếp mỗi khi đêm xuống.