Chương 75: Lâm Uyển Như
Quân Vũ Ninh vương, cụ thể là Tả tướng quân Kiều Công Ngạn, sau khoảng thời gian rà soát bờ sông dường như phát hiện được dấu vết bất thường đã cho dựng các tháp canh cao hai trượng, mỗi tháp cách nhau khoảng một dặm, lùi sâu năm mươi trượng tính từ bờ sông. Mỗi tháp canh có nuôi chó cỏ vì mấy đêm liền bọn Chương nghe văng vẳng tiếng chó sủa.
Thiên Gia Bảo Hựu cũng cho dựng tháp canh, cũng nuôi chó cỏ. Phần Thiên Đức quân, sau khi bàn tính, bọn Chương không dựng tháp canh mà tận dụng những bụi tre gai hoặc cây cao làm chòi gác, nhất là bụi tre vì đỡ bị lộ vị trí.
Như vậy, Thiên Gia Bảo Hựu và Thiên Đức quân cũng có hơn chục chốt gác dọc theo chiều dài bờ sông từ đoạn nhà bà Cả Ngư đến ngã ba sông Dâu đổ vào sông Thiên Đức dài hơn hai chục dặm. Thuyền bè cập bến bên nào cũng bị kiểm soát gắt gao bởi ai cũng sợ bị gian tế trà trộn.
Dù khéo léo phong toả tin tức đến đâu đi chăng nữa, Chương tin rằng Kiều Công Ngạn cũng đã biết Trương Lôi trở giáo. Đấy có thể là lý do chính khiến tháp canh mọc lên.
Đã lộ thì cho lộ luôn vì chuyện sớm hay muộn mà thôi.
Tất cả thuyền bè lớn nhỏ ngược xuôi cặp bờ Nam đều biết được sang tai tin tức Trương Lôi, Lý Văn Ba, Chu Diện đã đầu quân làm tướng tiên phong cho Thiên Gia Bảo Hựu song quân số Thiên Gia Bảo Hựu có bao nhiêu rất khó đoán định bởi kẻ bảo ba nghìn, chỗ nói chỉ dăm trăm, vài người lại bảo phải năm nghìn quân. Nói chung thật thật giả giả chả biết đâu mà lần.
Trường học đã xây, quân doanh cũng ra hình dáng, quân kỷ cũng đã cơ bản xong nên Chương cũng không ngán Kiều Công Ngạn đưa quân qua sông đánh nữa. Quân số Chương và Tả Đô đốc cộng lại có khoảng gần ba nghìn. Số quân dự bị được đào tạo có trả ngày công chừng năm trăm. Nếu Vũ Ninh vương quyết vượt sông thì phải chấp nhận thiệt hại khoảng ba nghìn, tính theo tỉ lệ một đổi một, để diệt Thiên Gia Bảo Hựu.
Nếu điều này xảy ra, và rất có thể sẽ là vậy thì sứ quân hưởng lợi nhất là Long Xưởng. Những đầu lĩnh Thiên Gia Bảo Hựu đã tính đến nhiều trường hợp xấu và đối phó với Vũ Ninh vương như thế nào luôn là ưu tiên hàng đầu.
Chương và Bỉnh Di họp riêng, cả hai thống nhất là dùng kế phản gián, tung tin đồn thất thiệt sang bờ Bắc. Ngoài tin quân số lộn xộn như trên thì còn tung các tin như dân bờ Bắc sang bờ Nam cả nhà sẽ được tặng trâu, cho nhà, cấp ruộng và miễn thuế liền ba năm. Bất kể là ai, nếu đã sang làm dân trong vùng Thiên Gia Bảo Hựu cai quản đều phải đem theo đủ gia đình, ít nhất phải có vợ con đi cùng.
Tin này thật giả đến đâu không rõ nhưng đúng là nó đã khiến Vũ Ninh vương mệt đầu. Đặc biệt, khi ông ta biết kẻ đứng đầu Thiên Gia Bảo Hựu là Phạm Tu, một danh tướng thực sự. Những tin tức ấy cứ như ngọn lửa cháy âm ỉ trong dân khiến Vũ Ninh vương buộc phải tìm kế dẹp yên và lệnh Sứ tướng lập kế hoạch đánh Thiên Gia Bảo Hựu một trận hòng gây thanh thế cho quân, hạ thấp uy danh của Phạm Tu.
Sứ tướng nhận lệnh và giao cho Kiều Công Ngạn và Dương Ngôn chuẩn bị. Kiều Công Ngạn mất mặt vì tin Trương Lôi đầu quân cho địch nên thề nhất định rửa hận, bắt được bọn Trương Lôi sẽ cho ngũ mã phanh thây hoặc tội giảo ngoài cổng thành cho bàn dân thiên hạ tận mắt thấy.
Việc chuẩn bị động binh lần này cần thời gian chuẩn bị bởi Sứ tướng muốn huy động năm nghìn quân tiến đánh và ba nghìn quân khác trợ chiến. Số quân trợ chiến sẽ rút bớt từ các nơi khác về bởi quân thường trực trong thành luôn phải để ít nhất ba nghìn.
Sứ quân Vũ Ninh vương động binh là một việc lớn nên các sứ quân khác đều nắm được. Phần đông các sứ quân này không để tâm đến Thiên Gia Bảo Hựu nhưng nghe tin Phạm Tu là đầu lĩnh thì cũng cho người dò la xong không thu lượm được gì nhiều.
Lúc này đã là giữa tháng 4, chuẩn bị gặt vụ Chiêm, gặt xong thì giao chiến sẽ nổ ra, bởi khi ấy ngoài chiến thắng quân sự thì Vũ Ninh vương sẽ thu được chiến lợi phẩm là lúa gạo.
Bỉnh Di nắm được tin này, lập tức thắt chặt bố phòng, các thuyền cập bến buôn bán đều không được đề cập đến việc bờ Bắc động binh nếu không sẽ b·ị b·ắt luôn tại chỗ. Thương buôn chẳng ai muốn dây vào rắc rối nên vì vậy dân trong vùng hầu như không biết. Bỉnh Di cũng đã báo với Lý Lệnh công tình hình và xin viện binh. Lý Lệnh công hứa sẽ phái ba nghìn quân trợ chiến nếu Vũ Ninh vương đưa quân sang. Để Bỉnh Di yên lòng, Lý Lệnh công còn cho hai trăm quân đóng trại sát sườn Nam núi Nhất Sơn, rất gần ba làng Vạn. Bên cạnh đó, Bỉnh Di còn nhận được 100 hộc lương thảo.
Bỉnh Di vẫn cảm thấy bất an, bàn chuyện này với Chương, Chương nghe xong thì trầm ngâm một hồi lâu mới đưa ra nhận định rằng rất có thể Lý Lệnh công nhân cơ hội này mượn tay Vũ Ninh vương diệt Thiên Gia Bảo Hựu. Chỉ cần hai bên giao chiến gần tàn cuộc, Lý Lệnh công cho quân xông vào thì ông ta sẽ ngư ông đắc lợi.
-Vũ Ninh vương hẳn cũng tính đến chuyện này rồi nhưng nếu ông ta vẫn quyết đánh nghĩa là chấp nhận thiệt hại.
-Cậu có dự tính gì không? Với quân số hiện nay của chúng ta, sợ là đối chiến với Vũ Ninh vương còn chưa phải lúc.
-Tình thế của chúng ta lưỡng đầu thọ địch, núi sông làm tường thành dễ công khó thủ nhưng cũng là điểm yếu của ta. Chúng ta không lớn mạnh được hoặc rất lâu nữa mới lớn mạnh. Nhưng anh Di ạ, chúng ta mà qua được đận này thì không còn sợ ai nữa. Ta cũng nói anh hay, nếu qua kiếp nạn thì chúng ta sẽ tính sổ cả vốn lẫn lãi với lão họ Lý trước. Thiên Gia Bảo Hựu khuông phò nhà Lý thì Thiên Đức sẽ chơi với ông ta. Anh thấy thế nào?
-Theo ý cậu cả. Ta cũng muốn có nơi đứng chân tốt hơn. Song vấn để của chúng ta bây giờ là đối phó ra sao? Tin đồn sớm thôi, sẽ lan trong dân.
-Anh cứ chuẩn bị trước, tin ấy len lỏi thì cứ nói là bọn Vũ Ninh vương nhát c·hết không sang. Việc chuyển quân hay làm gì hãy làm ban đêm trong âm thầm. Dân chả biết thật giả, thấy chúng ta bình chân như vại ắt sẽ ổn.
-Được. Chúng ta sẽ quyết chiến với Vũ Ninh vương, phải cho chúng thấy ta không dễ chơi.
Nghe Bỉnh Di nói vậy, Chương tủm tỉm cười.
-Cậu có diệu kế?
-Không! - Chương lắc đầu. - Nhưng tôi sẽ khiến cho Vũ Ninh vương ngày sau có các thêm bạc vàng cũng không dám xua quân sang nữa.
-Cách gì?
-Ta sẽ nói với anh khi xong việc nhưng anh hãy yên lòng. Một vạn quân có tràn sang thì cũng chẳng là cái đinh gì.
Biết Chương lắm mưu nhiều kế nhưng Bỉnh Di vẫn lấn cấn bởi lực lượng mỏng. Hỏi thêm Chương cũng chỉ tủm tỉm cười, mắt ánh lên vẻ đắc chí.
Lại nói về cô tiểu thư nhà họ Lâm, Lâm Uyển Như. Cô đã nhận được hai phần hàng đặt ở cửa hàng Vạn Xuân và đôi giày cói màu đỏ sậm với nơ đỏ. Trên giày cói đính miếng sắt và ba ký hiệu gì đó rất lạ màu trắng. Lâm Uyển Như rất thích món đồ này vì nó lạ, thứ nữa người làm ra lại là một chàng trai tuấn tú.
Theo những gì hầu gái dò la được thì thân thế của Chương rất khó đoán định, anh ta mới buôn bán gần đây và có giao tình gì đó với Thiên Gia Bảo Hựu quân. Những người dựng ngôi nhà gỗ là trai làng Vạn, mấy cô gái bán hàng cũng vậy.
-Em có nghe loáng thoáng mấy bà ngoài chợ bảo rằng anh ta là chủ tướng của quân Thiên Đức. Quân ấy có nghìn người đóng trại ở mạn đầm lầy, tách biệt với Thiên Gia Bảo Hựu song bọn họ là một.
Lâm Uyển Như bán tín bán nghi vì gặp một lần cô biết Chương không phải con nhà võ, cậu giống một văn sĩ hơn. Một chủ tướng không thể là thương nhân, lại càng không thể đi làm đôi dép cho đàn bà con gái. Tướng sĩ nào phục cậu ta? Đó là chưa kể cậu ta họ Mạc trong khi chủ tướng Thiên Gia Bảo Hựu lại họ Phạm.
-“Có thể anh ta là tế tử, cô gái kia họ Phạm, chắc là con gái chủ tướng.”
Muốn gặp lại chàng trai, Lâm Uyển Như nói rằng sẽ chỉ trả tiền khi gặp Chương khiến Thiên Bình khó chịu ra mặt. Chương thì đương bận việc quân cơ nhưng phi ngựa đi nhận tiền cũng không khó sắp xếp nên cậu đã đến gặp. Lần này Thiên Bình bị hai hầu gái ngăn không cho lên thuyền dù Chương đã nói khó.
Chào hỏi xong, Chương vẫn không thấy Lâm Uyển Như đề cập đến chuyện trả tiền nên có phần sốt ruột. Cậu đề cập tiền bạc, Uyển Như liền trả đủ và đề nghị mua nhiều hơn với điều kiện giao dịch trực tiếp với Chương. Chương chần chừ giây lát liền đồng ý.
-Bên Vũ Ninh vương đang chuẩn b·ị đ·ánh sang, chả hay anh Chương đã nghe tin này chưa?
-Ta là thương nhân, ai đánh ai ta mặc. Thuế không nộp người này thì nộp người kia đâu có sao? - Chương bình thản trả lời.
-Anh Chương cũng biết, chúng ta là thương nhân làm ăn cũng dựa vào thời thế, nương kẻ mạnh. Trên bờ họ cấm nói nhưng đây dưới sông, ta cho anh biết vậy để anh liệu.
-Cảm tạ cô Uyển Như đã lo cho ta. Ta là dân vùng này, cũng đành thuận theo thời thế mà kiếm ăn.
-Ta nghe nói anh Chương là chủ tướng quân Thiên Đức, đúng chứ?
-Người của cô dò la tin tức nhanh song nhầm rồi. Chủ tướng quân Thiên Đức là Mạc lão tiên sinh. Cô nhìn ta có giống một chủ tướng không?
-Thú thật là không. Vậy Mạc lão tiên sinh có phải thân phụ của anh?
-Được vậy chắc ta không cần đi bán giày dép thế này. - Chương thở dài. - Cô Uyển Như tính đặt thêm bao nhiêu đôi nữa nhỉ?
-Năm trăm đôi mỗi loại.
-Với số lượng ấy ta không thể tính lại giá được. - Chương chép miệng. - Tuy nhiên ta sẽ tặng cô thêm mỗi loại ba mươi đôi xem như lời cảm ơn vì cô đã mách cho ta biết chuyện gì đang xảy ra.
-Ta không bán tin ấy cho anh, dù gì đó cũng không phải bí mật.
-Ta cảm ơn vì thiện ý, mong cô Uyển Như đừng hiểu lầm.
-Anh Chương có tính về kinh đô mở cửa hàng không? Nơi ấy buôn bán sẽ dễ hơn. Anh từng đến kinh đô chưa?
-Ta chưa nhưng một ngày nào đó sẽ đến cùng hàng vạn đôi giày. - Chương vừa nói vừa cười.
Uyển Như lấy bạc trả cho Chương phần còn thiếu, đồng thời cô trả trước luôn toàn bộ số bạc của lô hàng sắp tới khiến Chương bất ngờ. Lâm Uyển Như cũng nói, nếu hai bên giao chiến, hàng giao chậm cũng không sao, cũng không cần viết giấy.
Thiên Bình chờ Chương trên bờ với ánh mắt soi mói nhưng Chương đi thẳng một mạch không ngoái lại. Thiên Bình tặng Lâm Uyển Như ánh mắt hình viên đạn rồi vội chạy theo Chương. Lâm Uyển Như đứng trên mạn thuyền nhìn theo bóng Chương nhảy lên ngựa, n·gười đ·ã k·huất dạng nhưng Uyển Như vẫn ngóng theo.
-Tiểu thư, người tương tư hắn sao?
Uyển Như không đáp, quay vào đến cửa thì dựng lại nói với Chi Lan:
-Anh ta bảo rằng ngày nào đó sẽ đến kinh thành với hàng vạn đôi giày.
-Hắn ta định mở cửa hàng ở kinh đô ư? Mộng của hắn cũng không tệ.
Lâm Uyển Như nhoẻn miệng cười, hỏi Chi Lan:
-Các người từng nói với ta là toàn bộ quân Thiên Đức gì đó đều đi giày cói đúng chứ?
-Thưa vâng.
-Vậy ngươi hiểu ẩn ý trong câu nói của hắn chưa?
-Ý tiểu thư là… là hắn đích thực là chủ tướng quân Thiên Đức? Và… và ngày nào đó hắn sẽ dẫn quân về kinh đô?
Lâm Uyển Như gật đầu.
-Không thể nào, quân ấy chỉ hơn một nghìn, với một nhúm quân ấy liệu hắn có thể làm gì? Sợ là khi Vũ Ninh vương đánh sang thì…
-Nếu vậy cũng chả sao. - Uyển Như nói - Song ngươi cũng biết, ta đang dựng nghiệp riêng với của hồi môn của mẹ ta để lại. Nếu Vũ Ninh vương tràn sang mà bại và anh ta đích thị là chủ tướng Thiên Đức gì đó, ngươi biết ta sẽ làm gì không?
Chi Lan lắc đầu.
-Ta sẽ dùng cả sản nghiệp này ủng hộ anh ta.
-Tiểu thư không thể làm vậy.
-Ta có linh cảm rằng đây là một món hời, nếu ta bỏ tiền đúng chỗ thì giang sơn này ta muốn bán gì cũng được. Tiền trong thiên hạ sẽ là của ta và… huynh trưởng, sư đệ sẽ phải nhìn ta với con mắt khác. Họ không dám coi thường ta nữa.
-Tiểu nữ thấy không đáng đâu ạ. Người làm đại sự xưa nay chưa ai từng là thương nhân mà đều là bậc võ tướng uy danh thiên hạ, một lời hiệu triệu vạn người.
-Ngươi lại quên một việc, hơn nửa năm trước chúng ta chưa nghe đến tên đội quân này. Chính các người đã nói với ta như vậy. Tả tướng quân Kiều Công Ngạn phái binh sang đánh, thắng thua chưa biết ra sao mà nay quân ấy lại nghe nói thuộc Thiên Gia Bảo Hựu. Cái đám Thiên Gia Bảo Hựu này lúc mới dựng cờ chả khác gì giặc cỏ mà nay rõ là không phải vậy. Người ta đi buôn kiếm lời, ta cũng sẽ kiếm lời nhưng bằng cách khác mà lời lãi gấp vạn.
-Tiểu thư tính buôn gì?
-Buôn vua!
-Hả? Sao có thể?
Lâm Uyển Như chỉ về hướng ban nãy Chương rời đi và nói:
-Thiên hạ rồi sẽ dưới chân kẻ đó, hắn ta không giống bất kỳ ai ta từng gặp. Ở hắn có điều gì đó rất khó diễn tả, hắn cũng không biểu lộ cảm xúc thật. Ngươi hãy theo sát tình hình, Lâm Uyển Như ta đã quyết thì không thay đổi.
Như vậy, Lâm Uyển Như quyết đặt gia sản vào chàng trai mà cô có hảo cảm kèm theo nhận định chủ quan. Người ta nói trực giác của phụ nữ là thứ đàn ông không thể xem thường.