Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 80: Táng đởm kinh hồn




Chương 80: Táng đởm kinh hồn

Hạ tuần tháng 5, Sứ tướng Nguyễn Quốc Khánh đã lệnh cho sáu nghìn quân hạ trại gần bờ Bắc. Từ trên những tháp canh hay ngọn cây cao gần bờ Nam chẳng khó để thấy cờ quạt bên kia sông.

Từ những tháp canh phía trước làng Vạn, nhìn cờ Bỉnh Di ước lượng địch quân không ít hơn bốn nghìn. Như vậy hai nghìn quân còn sẽ đánh Thiên Đức. Đội quân trợ chiến như Chương cho biết, gồm bốn nghìn, sẽ ở phía sau tiếp ứng.

Hai nghìn bảy trăm chống lại một vạn, tương đương một chọi bốn. Nếu có tường thành kiên cố xem như lực lượng tương đương.

Dân trong vùng đã biết Vũ Ninh vương sẽ đánh sang nhưng chẳng biết chạy đi đâu, chỉ còn cách chôn giấu lương thực và cầu mong toàn mạng.

Điều khiến dân trong vùng thấy lạ, Sứ tướng Nguyễn Quốc Khánh thấy lạ và cả Lâm Uyển Như đã neo phân nửa đội thuyền gần ngã ba sông Dâu và Thiên Đức cũng thấy lạ chính là Thiên Gia Bảo Hựu và Thiên Đức quân tuyệt không có động tĩnh điều binh. Quân sĩ vẫn hoạt động như thường lệ, sau khi gặt lúa giúp dân rồi tuốt lúa, giã gạo thì tuần tra theo nhóm cả ngày lẫn đêm. Chẳng ai thấy binh sĩ Thiên Gia Bảo Hựu có vẻ gì sợ hãi hoặc có ý trốn chạy.

Sứ tướng Nguyễn Quốc Khánh tự tìm ra lời giải, ông ta cho rằng Thiên Gia Bảo Hựu tin là Lý Lệnh công sẽ giúp hoặc có muốn chạy thì chạy đi đâu? Chỉ còn lối chạy về Siêu Loại và Lý Lệnh công chả dại gì mà không tiện tay dẹp loạn quân.

Sớm ngày 23 tháng 5 năm Thiên Đức 25 khi trời tờ mờ sáng, gà vừa mới gáy thì tiếng trống ngũ liên đánh vang dậy cả một vùng. Lẫn trong tiếng trống không ngừng thúc giục, vội vã là tiếng tù và thổi những tràng dài. Dân trong vùng ai nấy đều run sợ, cửa đóng then cài không dám ló đầu ra ngoài.

-Tiểu thư! Sứ tướng Nguyễn Quốc Khánh đã nổi trống tiến quân, đang cho bắc cầu phao vượt sông.

Lâm Uyển Như từ trong phòng ngủ vội chạy ra mũi thuyền, nét mặt lộ rõ vẻ lo lắng và có phần mệt mỏi.

-Bên Thiên Gia Bảo Hựu có động tĩnh gì chưa?

-Ngoài tiếng tù và thổi liên tục thì chưa có động tĩnh nào đáng kể. Chỉ thấy một nhóm chừng trăm cung thủ toàn nữ nhân từ trong làng Nhất Vạn ra sát bờ sông bắn tên vào đám bắc cầu phao.

-Nữ nhân ư? Sao lại là nữ nhân?

Uyển Như thắc mắc nhưng chẳng ai trả lời được câu hỏi của cô.

Bùi Thị Xuân dẫn hơn trăm nữ binh dưới trướng từ làng Nhất Vạn di chuyển nhanh ra bờ sông nơi kẻ địch đang dùng những thuyền nhỏ xếp gần nhau sau đó dùng thang tre bắc ngang qua sông.

Có cả thảy năm cầu phao!

Bùi Thị Xuân ra lệnh xạ tiễn khi khoảng cách địch chỉ còn chưa đầy hai mươi trượng là lên được bãi cát. Sau ba loạt tiễn thì không kẻ địch nào b·ị t·hương. Lính bắc cầu phao và tiền quân của địch theo hàng dọc, thang bắc đến đâu tiến sang đến đấy đều trang bị phên tre trát rơm trộn bùn non. Những mũi tên cắm vào bùn nhão và chỉ có vậy.

Bùi Thị Xuân ra lệnh cho đội nữ binh chia ra làm ba nhóm mau chóng rút về ba làng Vạn.

Tiền quân do Kiều Công Ngạn đích thân chỉ huy đã lên được bờ, thiết lập được điểm đầu cầu mau chóng xếp đội hình rẻ quạt để chờ trung quân sang. Chừng ba khắc trôi qua, có thể nói toàn bộ bốn nghìn tinh binh đã vượt sông rộng hàng trăm trượng thành công mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Sứ tướng Nguyễn Quốc Khánh đứng trên tháp canh cao ba trượng mới dựng trong đêm từ bờ Bắc nhìn Kiều Công Ngạn dàn quân trên cánh đồng trống trong khi không thấy bóng dáng địch quân đâu. Nguyễn Quốc Khánh thoáng nghĩ có khi nào tin bị lộ, Thiên Gia Bảo Hựu quân trốn sạch trong đêm hết lượt đến nỗi phải cho đám đàn bà ra ném được vài mũi tên rồi chạy?

-Nhắc Tả tướng quân, nếu chúng rút lên núi cũng phải truy bằng được.

Nguyễn Quốc Khánh ra lệnh và bắt đầu chú ý đến những dải khăn xanh đỏ như dải lụa đang bay phấp phới trên những ngọn cây cao hoặc tháp canh gần bờ sông. Tuy nhiên Khánh chả hiểu chúng dùng để làm gì. Nhớ đến việc bị một đứa trẻ ranh hỉ mũi chưa sạch lỡm cho một vố mất cả nghìn quân thì Khánh chỉ muốn chém Phạm Tu thành trăm mảnh.

Phạm Bạch Hổ là tổng chỉ huy hai mươi khẩu pháo trên lưng chừng núi, nhìn địch quân lũ lượt qua sông dàn quân trên cánh đồng lúa mới gặt hãy còn trơ gốc rạ thì lòng dạ sôi sục, liên tục đi đi lại lại, hơi thở có phần gấp gáp. Không chỉ riêng Hổ mà tất cả đội pháo binh ai cũng có tâm trạng ấy. Bọn Hổ không sợ mà là hồi hộp chờ đợi giây phút khai hoả.

-Gió thổi Tây sang Đông nhẹ!

Hổ nói lớn và có tiếng nhại lại cách chỗ Hổ khoảng mươi trượng. Hai mươi khẩu pháo được bố trí dài cả dặm.

-Hữu một phần hai!

Hổ lệnh cho pháo do cậu phụ trách hiệu chỉnh. Những khẩu đội khác cũng hiệu chỉnh, song những khẩu đội nằm ở rìa phải đội hình sẽ ngược với Hổ.

Hướng khẩu pháo do Hổ phụ trách lập tức được dịch về bên phải năm phân. Một binh sĩ sẽ nhòm qua ống trúc được gắn phía trước.

Theo những gì đã bàn tính, đã thống nhất và đã học thì bọn Hổ sẽ chờ cho tiền quân địch áp sát làng ba Vạn thì bắt đầu khai hoả.

5 loạt đầu tiên sẽ bắn vào hậu quân của địch, từ loạt thứ sáu đến thứ mười lăm thì chia nhiệm vụ. Khẩu đội số lẻ bắn gần, khẩu đội mang số chẵn bắn xa. Từ loạt thứ mười sáu dựa vào tình hình thực tế mà mỗi khẩu đội sẽ tự bắn. Trường hợp cần bắn tập trung thì dùng còi hiệu thổi ba hồi rồi truyền khẩu lệnh cho nhau.

Hổ nhìn thấy kỳ hiệu của Kiều Công Ngạn cạnh bên kỳ hiệu của Vũ Ninh vương. Kiều Công Ngạn chia quân làm năm, tập trung tiến đánh làng Nhất Vạn vì làng lớn nhất và có kỳ kiệu của Thiên Gia Bảo Hựu.

Tiền quân dàn hàng ngang đi trước, trung quân có kỳ hiệu Vũ Ninh vương đi giữa đội hình. Kiều Công Ngạn ở trong trung quân và nổi bật với áo bào mũ trụ cưỡi ngựa chiến. Tả và hữu quân bảo vệ hai sườn xếp quân như hình chữ nhật dọc theo hướng nhìn của Hổ. Hậu quân xếp ngang, quân số khoảng năm trăm.

Nhìn tình hình thực tế, Hổ liền ra lệnh thay đổi:



-Sau 5 loạt hãy nhắm trung quân!

Mệnh lệnh được truyền đi nhanh chóng và tiếp theo là chờ đợi.

-Mục tiêu, tiền quân cách căn cứ một trăm trượng!

-Nghe rõ!

Mục tiêu hay căn cứ là cách mà Chương yêu cầu đội pháo binh học. Trong đó mục tiêu là địch còn căn cứ là nơi cần bảo vệ.

-Mục tiêu, tiền quân cách căn cứ tám mươi trượng, hướng gió không đổi.

-Nghe rõ!

Hổ đôi khi không hiểu vì sao Chương lại yêu cầu binh sĩ nhắc đi nhắc lại những câu như vậy.

-Mục tiêu, tiền quân cách căn cứ năm mươi trượng!

-Nghe rõ!

Ở dưới cánh đồng, Kiều Công Ngạn hãy còn nhếch miệng cười tự đắc vì đã nhìn rõ cổng làng Nhất Vạn và kỳ hiệu mà địch quân không thấy. Cho dù có mưu mô quỷ kế gì đi nữa thì với bốn nghìn quân trong tay, Kiều Công Ngạn tin rằng Phạm Tu có là danh tướng cũng sắp là bại tướng của Kiều Công Ngạn.

Từ tướng đến quân dưới trướng Ngạn chỉ chăm chăm nhìn luỹ tre làng Nhất Vạn, chẳng ai mảy may chú ý đến trên sườn núi cao khoảng gần hơn hai mươi trượng so với mặt ruộng có nhiều tán cây mới bị phạt ngọn và trước mỗi khoảng trống ấy đều có buộc một dải khăn đỏ trắng na ná như ở mấy tháp canh nơi bờ sông hoặc vài ngọn cây trên cánh đồng trống mà đội quân vừa đi ngang qua.

Chính Ngạn thấy trên cánh đồng có vương vãi nhiều mảng đất đỏ au to hơn nắm tay như gạch bị đập vỡ. Thấy song chả hiểu nên không để tâm.

Đoàn quân bốn nghìn người có lẻ cứ thế mà đi vào cửa tử.

-Tiểu thư nhìn kìa, kỳ hiệu của Vũ Ninh vương, cạnh bên là kỳ hiệu Tả tướng quân chỉ còn cách làng Nhất Vạn chưa đầy năm mươi trượng mà trong làng vẫn chả thấy gì.

-Chả lẽ bọn họ trốn lên núi rồi hả?

-Chỉ còn cách ấy chứ về Siêu Loại cũng bị Lý Lệnh công bắt g·iết hết.

-Không lý nào lại vậy, có khi nào trong đêm họ rút về mạn đầm lầy hợp với quân Thiên Đức, bởi vậy chỉ để lại nữ binh?

-Có khi là vậy ạ.

Lâm Uyển Nhi đã rời thuyền chọn một gò đất gần bờ sông quan sát và không khỏi lo lắng. Lúc này cô chẳng mất gì nhưng nếu chàng trai mà cô có hảo cảm t·ử t·rận thì thật đau buồn biết bao.

-Chi Lan, những kỳ hiệu kia là gì?

-Đâu ạ?

-Thứ trên tháp canh, trên những ngọn cây và… kia… kia… trên lưng chừng núi nữa.

-Tiểu nữ không biết ạ. Có lẽ là kỳ hiệu gì đó.

-Ngươi nhìn đi, nhìn kìa!

Chi Lan nhìn theo hướng Uyển Như chỉ nhưng chưa kịp hiểu.

-Kỳ ở bờ sông và kỳ trên núi có màu đỏ và trắng, thấy chưa? Chúng không phải treo ngẫu nhiên đâu, là có ẩn ý, nhất định là vậy. - Uyển Như nói nhanh. - Kỳ treo trên những cây gần làng có màu trắng, xa hơn có màu vàng rồi màu xanh. Chúng được xếp theo một hàng đấy.

-Điều ấy thì có nghĩa gì ạ?

-Có khi nào chúng dùng để đo khoảng cách không nhỉ? Ta nhắm thấy kỳ cách nhau rất đều. Đó… đó có thể là một cái bẫy!

-Hầm chông ạ? Hay là…

-Kỵ binh không có, hầm chông sao tác dụng nhiều được. Ta không trong quân cũng biết. Ta e là…

-Sao vậy tiểu thư?



-E là Kiều Công Ngạn mắc mưu rồi, đúng đấy, mắc mưu thật rồi. Anh Chương không bỏ chạy nghĩa là có phòng bị, chờ đợi Kiều Công Ngạn sang.

-Tiểu thư, người cứ một câu anh Chương, hai câu anh Chương nghe sởn da gà.

-Ngươi biết cái gì, đấy là ý trung nhân của ta.

Do vị trí quan sát mà Lâm Uyển Như phát hiện ra những lá cờ sắp có chủ đích còn Khánh hay Ngạn nhìn trực diện tất khó nhận ra.

-Tiền quân cách căn cứ hai mươi trượng. Gió không đổi!

-Nghe rõ!

-Tiền quân cách căn cứ mười trượng, đã dàn quân bắn hoả tiễn lên bờ tre, chuẩn bị vượt hào!

-Nghe rõ!

Hổ nhắm mắt lại hít một hơi thật sâu rồi thở mạnh ra, hai mắt mở to, môi mím chặt lại rồi ra khẩu lệnh ngắn ngọn:

-Đá nhỏ, tầm bắn một trăm năm mươi, hướng giữ nguyên, bắn năm lượt chuẩn bị!

Một trăm năm mươi trong khẩu lệnh tương đương năm trăm mét. Pháo đặt trên cao hơn sáu chục mét, bắn theo góc từ 45 - 60 độ, đạn sẽ bay rất xa. Làng Nhất Vạn hình bán nguyệt, lưng tựa núi. Từ chân núi đến cổng chính làng Nhất Vạn khoảng một trăm trượng.

Viên đạn đá đường kính khoảng hai mươi phân được đặt vào giá.

-Chuẩn bị…

Hai binh sĩ dùng sức kéo dây thừng, vít hai thân tre xuống.

-Bắn!

Hổ phất tay, hai binh sĩ đồng loạt thả tay, hai thân tre cột chặt với nhau bật lên đập vào thanh gỗ chắn ngang và viên đạn đá bay v·út vào khoảng không trước mặt. Hổ và binh sĩ đều mở to mắt ra để xem viên đạn đầu tiên hướng đến mục tiêu thật sự sẽ như thế nào vì họ đã khổ cực hơn tháng qua bất kể ngày đêm.

Kiều Công Ngạn lệnh hoả tiễn bắn lên bụi tre gai, bắn vào cổng chính. Cứ hai binh sĩ khiêng một thang tre trên đầu chạy lên hè nhau phóng thang qua bờ tre hòng tạo lối qua hào chông. Những binh sĩ khác dàn ngang giơ phên tre trát bùn non trộn rơm ngừa tên bắn.

Bên trong làng Vạn vẫn im lìm, tuyệt không thấy tiễn bắn ra.

Ngạn cho nổi trống thốc tiền quân mau lập đường tiến thẳng vào cổng chính.

Hàng quân phía sau có tiếng la hét, nơi ấy có lộn xộn nhưng Ngạn nhìn quanh không thấy gì lạ.

-Báo!

Một lính chạy lên nói với Ngạn:

-Có đá rơi xuống đầu trung quân ạ.

-Cái gì? Đá ở đâu?

-Bẩm, trên trời ạ!

Ngạn và quân sĩ gần đó nghe vậy chẳng ai bảo ai nhất loạt ngẩng đầu lên trời.

Hãy còn sớm, mặt trời chưa lên cao, bầu trời xanh xám sao lại có đá?

Chỉ vài giây sau thì Ngạn thấy có thứ gì đó, đúng hơn mà vài thứ như đá, rơi xuống thật, Ngạn nhìn theo và nơi thứ ấy rơi là phần hậu của trung quân.

Có vài tiếng thét nhưng bị lẫn trong tiếng trống ngũ liên lẫn tiếng hô của tiền quân.

Ngạn xoay ngựa lại, lệnh cho trống ngưng, nhìn lên trời rõ là có hàng chục viên đá to bằng đầu người đang rơi. Mỗi viên đá rơi vào trong quân đều lấy mạng một kẻ nào đó.

Hậu quân lập tức nhốn nháo khi có thêm hai lượt đá rơi xuống, dựa theo hướng đá rơi hoặc bay đến thì từ hướng núi.

-Địch quân trên núi!



Ngạn đã phát hiện ra và Ngạn thấy thứ gì đó đang bắn từ lưng chừng núi xuống.

Một quả cầu chông!

Những quả cầu bằng chông to bằng cái rổ từ trên cao bay một đoạn rồi rơi thẳng xuống đội quân mấy nghìn người.

Trung quân nhốn nháo nhưng ác mộng mới chỉ bắt đầu.

Đá hoặc vật hình cầu to như quả dừa tươi có cùi từ trong làng bắn ra, mỗi lượt ba quả, có lượt thì cầu chông nhỏ.

Điều khiến Ngạn kinh hãi chính là có thứ gì đó vừa hiện ra ngay cột cờ bên trong cổng chính. Ban nãy chỗ ấy là phên tre trát bùn lẫn rơm mà bây giờ lại là thứ gì đó rất lạ. Sau một tiếng cạch thì một quả cầu chông to đùng bay vèo một cái hạ gục vài lính ở phía trước cổng.

Kiều Công Ngạn c·hết lặng trong hàng chục giây vì kinh kh·iếp.

Tiền quân lộn xộn, trung quân nhốn nháo mất phương hướng nhưng cứ mỗi phút trôi qua thì có ít nhất hai lượt đá, chông và cả gạch nung tròn xoe rơi vào đầu.

Tả quân và hữu quân cũng bị t·ấn c·ông bởi đá bắn từ làng Nhị Vạn và Tam Vạn.

Kiều Công Ngạn vội lệnh đánh chiêng lui quân trong khi mưa đá, chông từ trên cao và trong làng vẫn dội xuống. Lẫn trong đó là vài chục mũi hoả tiễn tên bắn cầu vồng từ trong làng bay qua ngọn tre.

Binh sĩ hoảng loạn giẫm lên nhau chạy, mệnh lệnh vô hiệu và dù có chạy thì vẫn bị tên găm vào lưng, đá rơi vào đầu và mỗi cầu chông ném xuống là lấy mạng đôi ba người, b·ị t·hương vô số kể.

Bốn nghìn quân như ong vỡ tổ nhắm hướng bờ sông mà chạy bán sống bán c·hết nhưng những đạn đá nhỏ vẫn không ngừng bắn chặn.

Kiều Công Ngạn trải qua những giây phút hoảng loạn và kinh khiến nhất cuộc đời binh nghiệp.

Cổng chính làng Vạn hạ xuống, tiếng trống ngũ liên vang lên thùng thùng từng nhịp. Thiên Gia Bảo Hựu quân theo ba hàng dọc truy kích, những nữ binh dùng cung nỏ dẫn đầu đội quân, người nào người nấy đầu quấn khăn đỏ. Hai làng Vạn còn lại cũng đổ quân ra đánh.

Bây giờ quân số đông không còn là ưu thế mà trở thành nhược điểm vì kẻ nào cũng đang kh·iếp vía muốn thoát thân.

Những khẩu pháo hạng nhẹ được khiêng ra khỏi làng Vạn, tụ lại giữa cánh đồng mà bắn đá và chông về phía bờ sông. Cứ sau vài loạt thì lại khiêng lên khoảng năm trượng bắn tiếp rồi lại khiêng. Mỗi pháo hạng nhẹ có khoảng hai chục quân sĩ vận hành và bảo vệ.

Nhiều binh sĩ của Kiều Công Ngạn nhảy xuống sông bơi hoặc ngã từ cầu phao xuống. Kiều Công Ngạn cố lập đội hình phòng thủ nơi bờ sông nhưng chín khẩu pháo nhẹ vẫn ném đá tới tấp khiến quân sĩ khốn đốn.

-Mau diệt thứ kia, diệt thứ ấy là thắng!

Kiều Công Ngạn thét lớn, hô đội thân quân liều c·hết t·ấn c·ông nhưng mới xông lên được khoảng hai mươi trượng thì đạn chông tre lớn từ mé Tây Nam nhắm vào bờ sông khiến binh sĩ nhụt chí.

Kiều Công Ngạn tiến thoái lưỡng nan khi nhận ra kẻ địch sẽ khiêng thứ kỳ lạ rút lui nếu Ngạn tiến. Tiến sâu thì sợ những đá trên núi rơi vào đầu nên đành gõ chiêng thu quân thật nhanh. Ngạn và quân sĩ phơi lưng chịu trận nhưng điều tồi tệ hơn cả là mấy quả cầu chông bắn rơi xuống bờ sông rồi rơi xuống sông.

Ba trên năm cầu phao bị sô lệch, thang tre rơi xuống sông muốn nối lại thì bị đá với chông ném trúng quân sĩ.

Sau trận chiến, có hơn ba trăm quân sĩ của Ngạn bị c·hết đ·uối. Bảy trăm lẻ b·ị b·ắt làm tù binh, hơn hai trăm b·ị t·hương được Thiên Gia Bảo Hựu trả về. Số t·ử t·rận bởi đá, chông tre trên núi bắn xuống, hoả tiễn trúng lưng hơn bốn trăm.

Sang sông bốn nghìn tinh binh cờ gióng trống reo, về chỉ còn khoảng hai nghìn ba.

Trận đánh diễn ra trong hơn một khắc, thiệt hại cũng không phải quá lớn nhưng ám ảnh mà đá và chông gây ra cho binh sĩ dưới quyền Ngạn mới là đáng sợ. Bản thân Ngạn không bao giờ dám dẫn quân vượt sông nữa bởi tận mắt thấy thứ binh khí kì lạ kia. Thứ mà Thiên Gia Bảo Hựu cho ngựa kéo đến bờ sông bắn đá sang cả bờ Bắc khiến ba quân phải lùi sâu năm mươi trượng.

Sứ tướng Nguyễn Quốc Khánh tận mắt thấy đội quân thuộc quyền vừa mới hùng dũng đánh làng Vạn mà ngay sau đó tan tác như ong vỡ tổ chạy trối c·hết trở về thì không tài nào hiểu nổi cho đến khi những quân sĩ đầu tiên mặt trắng bệch như từ cõi c·hết trở về báo rằng đá và chông từ trên trời rơi xuống đầu.

Nhưng Kiều Công Ngạn vẫn còn may vì mang được mạng trở về, nỗi đau thất trận của Khánh còn kinh kh·iếp hơn nữa khi quân trợ chiến bên mé Dương Ngôn cấp báo là cầu phao đã bị đốt trên sông, quân Dương Ngôn e là lành ít dữ nhiều.

Nghe tin mà Khánh tưởng như sét đánh ngang tai, đứng không vững.

Nửa năm trước bọn Chu Diện qua mé ấy cũng không trở lại, giờ cùng t·ấn c·ông hai hướng, dự định Dương Ngôn sau khi đánh bọn ô hợp Thiên Đức nào đó sẽ kéo sang vây công cùng Kiều Công Ngạn. Vậy mà…

-Bằng mọi cách phải tìm hiểu cho ta có chuyện gì ở phía ấy, bằng mọi cách.

Khánh gầm lên tức giận.

Với Lâm Uyển Như, cô cũng không thốt thành lời khi thấy quân Kiều Công Ngạn rút chạy toán loạn khi có thứ gì đó từ trên núi bắn xuống.

-Ngươi thấy chưa Chi Lan? Dù ta không biết đó là gì nhưng bây giờ ta biết ta đã đặt cược đúng chỗ rồi.

-Bốn… bốn nghìn tinh binh mà bại trong chỉ một khắc chả hiểu vì sao. Tiểu thư, rốt cuộc hắn là thần thánh phương nào?

-Anh ấy không ở trong quân này, bây giờ phải đến Đường Vỹ xem anh ấy có sao không. Quân của Dương Ngôn đánh mé ấy, hai nghìn tinh tinh mà chả rõ Thiên Đức có bao nhiêu. Mau lấy ngựa cho ta.

Dù không tham gia nhưng Lâm Uyển Như cảm thấy như mình cũng đang là người chiến thắng.