Chương 85: Xếp giáo quy hàng
Hai trong ba mũi truy kích đuổi đánh quân của Dương Ngôn theo hướng cánh đồng giữa làng Đường Vỹ và làng Long Ngô Động. Trận kịch chiến giữa hai bên xảy ra trên cánh đồng không tên vì quân của Dương Ngôn bị dồn ứ lại. Sau trận chiến này, cánh đồng được gọi là cánh đồng ông Ngôn vì quân của ông chính thức bại trận tại đây, bị xoá sổ hoàn toàn.
Bị dồn vào thế chân tường, quân của Dương Ngôn chống cự mãnh liệt. Bọn Trương Lôi và Lý Văn Ba thúc quân đánh mạnh khiến hai bên đều thiệt hại nặng, thây phơi đầy nội.
Thiên Bình chỉ huy đội kỵ binh có bổ sung thêm vài mươi tráng niên xạ tiễn vào bên sườn của đối phương rồi lại quay ngựa chạy khiến địch quân gần như bất lực vì không có kỵ binh truy theo.
Phạm Cự Lượng dẫn Đại đội Thiên Đức truy một cánh quân rút chạy theo ngả bản doanh quân Thiên Đức. Do không thông thuộc địa hình, cánh quân này của Dương Ngôn bị sập hầm chông ở bên rìa doanh trại Thiên Đức quân, t·hiệt m·ạng vài chục binh sĩ. Tỉ lệ hai bên là một chọi một, bởi vậy mũi truy kích của Phạm Cự Lượng chiếm thế thượng phong vì gần hai phần ba quân số Đại đội Thiên Đức là quân sĩ nòng cốt theo Chương từ hồi đầu.
Quân Dương Ngôn núng thế, bị dồn ép về phía luỹ tre làng Đường Vỹ. Phạm Cự Lượng gọi hàng, hơn hai trăm quân sĩ không còn chủ tướng lẫn đại tướng chỉ huy đành thúc thủ giơ tay chịu trói hết lượt.
Thái Hương báo cho Cự Lượng tình hình ngoài bến sông gần Long Ngô Động. Cự Lượng cắt lại ba mươi quân sĩ canh giữ tù binh rồi cùng Nghiêm Phúc Lý dẫn hơn ba trăm quân dọc theo quân doanh đến gần bờ sông mới rẽ trái.
Thái Hương nhìn thấy địch quân c·hết nhiều, quân Thiên Đức cũng nằm lẫn trong đó, nhìn y phục thì ước thiệt khoảng bốn chục quân. Thái Hương chạy vào làng Đường Vỹ hô hoán, một lúc sau người già hay em nhỏ người nọ hô người kia kéo nhau ra đồng giúp sức thu dọn tàn cuộc.
Lúc bọn Cự Lượng dẫn quân đến trợ chiến thì thấy quân của Dương Ngôn bị tắc lại dưới bến sông, phần đông vẫn ở trên đường đất và cánh đồng. Trên sông có mấy thuyền nhỏ, mỗi thuyền hàng chục binh sĩ đang cố đẩy thuyền ra giữa dòng vì không có mái chèo. Bên kia, quân trợ chiến của Dương Ngôn cũng cho vài chục thuyền bơi sang.
Cự Lượng không nghĩ nhiều, dẫn một trăm năm mươi binh sĩ đánh thẳng vào sườn địch quân trên đoạn đường đất. Nghiêm Phúc Lý dẫn số còn lại chếch sang phải chạy men theo bờ thoai thoải đổ xuống mặc sức chém g·iết.
Bến sông gần làng Long Ngô Động vì vậy mà loang đỏ một khúc, về sau dân trong vùng gọi là bến Huyết.
Ác mộng chưa chấm dứt với đội quân đang hoảng loạn tìm cách vượt sông khi Thiên Bình, bằng cách nào đó đã cho quân khiêng hai pháo hạng nhẹ trở lại đặt ngay trên đường đất ven sông. Sau vài loạt bắn hiệu chỉnh thì những quả cầu chông rơi trúng những quân đứng trên bãi cát, lau sậy. Thiệt hại do cầu chông rơi trúng chỉ hai, ba chục quân nhưng tạo ra tâm lý hoảng sợ tột độ cho tất cả.
Chương cưỡi ngựa đến khi Thiên Bình đã bắn hơn một nửa cầu chông và không có ý định dừng lại. Chương vội yêu cầu dừng, nhảy xuống ngựa chạy lên vài trượng nhìn khung cảnh đẫm máu trước mắt mà không khỏi run sợ.
-Cho pháo bắn cầm chừng ra sông, không cho quân tiếp viện sang!
Thiên Bình làm theo nhưng trong lòng có phần không thoả.
-Còi, còi đâu? Chiêng đâu? Thổi còi đánh chiêng hạ lệnh dừng tay! Mau!
Thiên Bình và mấy chỉ huy nữ binh có còi liền đồng loạt thổi kèm theo tiếng chiêng gõ liên hồi. Quân Thiên Đức nghe hiệu lệnh liền dừng chém g·iết, nhất loạt thối lui.
-Các người dưới bến nghe đây, chủ tướng của các người, Dương Ngôn, đã bị diệt. Ta sẽ cho các người một con đường sống.
Chương dõng dạc nói lớn, gần như thét lên.
-Ta, chủ tướng Thiên Đức quân, tất cả hạ binh khí xuống, kẻ nào còn ngoan cố sẽ g·iết không tha.
Dường như để thể hiện lời nói của Chương có trọng lượng, Thiên Bình bắn một cầu chông rơi vào đám quân đang dáo dác dưới bến sông. Chương thấy vậy có chút không hài lòng nhưng cũng lợi dụng tình huống, nói:
-Chúng ta có thần khí, các người không quy hàng thì không còn kẻ nào được sống đâu. Nghe lệnh ta, bắn những con thuyền đang có ý tiếp viện.
Gần như tất cả binh sĩ hai bên đông đến hai nghìn người đểu hướng mắt ra sông. Sau mỗi tiếng “cạch” là có một quả cầu chông bay v·út lên rơi tõm xuống sông. Thiên Bình cho bắn vài lượt hú hoạ như vậy.
-Hôm nay đã quá nhiều người bị c·hết rồi, đừng uổng mạng nữa. Các người bỏ v·ũ k·hí quy hàng, những kẻ b·ị t·hương nặng sẽ được sang sông trước, b·ị t·hương nhẹ sang sau.
Đáp lại lời của Chương là sự tĩnh lặng, hàng nghìn cặp mắt đổ dồn vào cậu. Có kẻ tò mò phải lách người lên nhìn cho bằng được.
Thiên Bình thấy lời của Chương chưa ai chịu nghe nên lệnh cho pháo bắn ra giữa dòng hai quả đạn rồi bắn thêm hai quả khác rơi gần mép nước.
-Hàng thì sống, chống thì c·hết!
Bất chợt Lâm Uyển Như bước đến gần chỗ Chương rồi hô lớn. Cô nàng ra hiệu cho mấy bảo tiêu và Chi Lan hô theo. Thiên Bình có chút chướng mắt nhưng cũng lệnh cho đội Thần Vũ hưởng ứng.
Tiếng hô do chính Lâm Uyển Như bắt nhịp bắt đầu từ hơn trăm người, mau chóng được cả nghìn quân Thiên Đức hô vang. Chả mấy chốc âm thanh của nghìn người vang dậy cả một góc trời. Binh sĩ vừa hô vừa giơ binh khí lên cao, tạo khí thế áp đảo, áp chế tinh thần đối phương.
Chương khoanh tay đứng nhìn một lượt toàn cảnh rồi ngoái lại nhìn Lâm Uyển Như đang ra sức hô hào. Nhoẻn miệng cười hài lòng.
-“Một cô nàng thông minh, rất biết cách nói đúng lúc.”
Thiên Bình đứng gần đó thấy Chương cười với cô khác thì giận ra mặt cho đến khi Chương nhìn cô cười và đá lông nheo thì cô nguôi hẳn. Chỉ có Duệ là không để bụng mấy chuyện ấy, cô không có ý tranh giành với ai hết.
Một, mười rồi hàng trăm quân sĩ lần lượt hạ binh khí, ánh mắt của họ nửa phần sợ hãi, nửa phần hồ nghi.
Chương có thể hiểu họ đang nghĩ những gì.
Lâm Uyển Như ra hiệu ngừng, những tiếng hô nhỏ dần cho đến khi không còn nữa.
Quân sĩ của địch dưới bến, trên bờ nhất loạt dồn sự chú vào người xưng danh chủ tướng vì một lời của anh ta quyết định sinh mạng của họ. Bên cạnh vị chủ tướng lúc này là ba cô gái. Cô đứng bên phía tả vận chiến y đỏ sẫm đầu chít khăn vàng, hai cô đứng cạnh nhau bên tay hữu của vị chủ tướng cũng thập phần rạng rỡ.
-Uyển Như tiểu thư có thể cho ta mượn thuyền chở binh sĩ b·ị t·hương về bên kia không?
-Tôi nay là người của chủ tướng, người muốn ấy là lệnh.
-Ta muốn mượn khoảng mươi thuyền thôi.
-Tuân lệnh.
Lâm Uyển Như bảo Chi Lan lấy ngựa chạy về nhưng vẫn là Duệ cẩn trọng. Duệ đưa cho Chi Lan một miếng sắt và dặn gặp Thiên Gia Bảo Hựu quân cứ giơ ra, cần họ giúp gì họ sẽ tận lực giúp. Miếng sắt của Duệ không có chữ cái cũng chẳng có vạch nào, thay vào đó là một hình tam giác cân với hai dấu bên trên như sừng trâu. Duệ không là quân sĩ nhưng nắm tài lực của Thiên Đức quân, thứ này quân Thiên Gia Bảo Hựu đều biết vì Chương đã làm từ lâu.
Thiên Bình tiến lên phía trước nói:
-Chủ tướng Thiên Đức quân có lệnh, quân sĩ thuộc quyền của Hữu tướng quân Dương Ngôn mau lên hết bờ. Những kẻ b·ị t·hương ngồi riêng một chỗ, một canh giờ giữa sẽ có thuyền đến đưa các người qua sông.
Thiên Đức quân ở các phía nghe vậy liền lùi lại hai chục trượng để đối phương có cảm giác an toàn.
Chương nói với Duệ:
-Em huy động các làng gần đây nấu cơm canh đem ra cho họ ăn, nước cho họ uống.
Duệ liền lấy vài nữ binh rồi vào làng Long Ngô Động cùng mấy làng quanh đó. Trưởng các làng này hay các bậc cao niên có uy tín như trưởng tộc, trưởng họ đều ở trong Thiên Đức hội và biết Duệ. Họ mau chóng huy động dân trong làng nổi lửa nấu cháo ngũ cốc kèm với rau. Hàng trăm thùng nước giếng được đội Thần Vũ gánh từ trong làng Long Ngô Động ra.
Không khí căng thẳng, c·hết chóc vì thế mà giảm đi theo mỗi bước chân thoăn thoắt của các cô gái.
Nữ binh Thần Vũ đã theo Chương hơn nửa năm, bọn họ hiểu dụng ý của vị chủ tướng nên khi đem nước đến cho quân sĩ của Dương Ngôn thì người nào người nấy đều nhẹ nhàng hỏi thăm, thậm chí còn uống nước trước để đảm bảo rằng trong nước không có độc. Bấy giờ hàng nghìn binh sĩ mới dám uống.
-Thật là biết dạy quân, tôi không ngờ nữ binh lại đoán được dụng ý của chủ tướng.
Lâm Uyển Nhi đứng bên cạnh nói nhỏ, Chương đáp lời:
-Họ đều đẹp và sáng dạ nhưng để hiểu được dụng ý của ta thì đều do chỉ huy của họ dạy. Thiên Đức quân không hiếu sát tiểu thư ạ, thứ nữa đối đãi với tù binh như người đối đãi với người chứ không phải ơn của kẻ thắng cho kẻ bại.
-Hôm nay ta tận mắt thấy tất cả, một chủ tướng không giống ông chủ Vạn Xuân và cả cô gái nhỏ kia nữa. Cô ta thật biết cách khiến lời của chủ tướng thêm cân thêm lượng.
-Ồ, chả phải tiểu thư cũng cất lời đúng lúc hay sao?
-Tôi không thể thua kém các cô ấy, mong ngày sau chủ tướng công tâm là được.
Chương chưa hiểu hết ngụ ý trong câu nói của Lâm Uyển Như nhưng cậu rất hài lòng vì Thiên Đức quân có thêm một cô gái lanh lợi y như Duệ. Còn chiến tướng ư? Mình Thiên Bình là đủ rồi.
-Ban nãy giận anh lắm hả?
-Thưa không! Chủ tướng anh minh, tiểu nữ…
Chương cắt ngang lời Thiên Bình:
-Em không phải người hiếu sát, diệt nhiều địch là tốt nhưng em nhớ câu chó cùng dứt dậu không? Dồn bọn họ vào đường cùng, họ quyết sống mái thì chúng ta có thắng cũng thiệt hại nặng. Vậy còn ích gì nữa em nhỉ? Tha được thì tha, họ chỉ là binh sĩ theo lệnh thôi mà.
-Cô ả kia tại sao cứ bám lấy anh vậy? Anh không được dễ dãi với ả đâu.
-Người ở vị trí số 1 có cần tị hiềm với ai không nhỉ? Số 1 nhớ chưa?
-Ưm.
Chí ít là Chương cũng xì hơi được quả bóng nhỏ Thiên Bình và hơn cả, cậu đã triệt tiêu toàn bộ ý chí kháng cự của đối phương bằng những thùng nước mát và bát cháo ngũ cốc.
Trong con mắt của Lâm Uyển Như, một thương nhân mới gia nhập, thì những điều Chương đang làm còn đáng sợ gấp nhiều lần một chiến tướng bất bại vì thứ Chương nhắm đến là lòng người. Là một thương nhân, Lâm Uyển Như càng thêm tin tưởng vào lựa chọn của bản thân.