Chương 54: Ký Khế Ước.
Thời gian rất nhanh đã tới lúc hoàn thiện nghi thức ký khế ước linh hồn giữa bọn họ, thượng tá Nguyễn Văn Tám cầm tấm da đứng phía trước gọi cả hai đứng dậy rồi bắt đầu nói.
“Đồng chí Thành Công và Măng Cụt thân mến. Hai đồng chí có mặt ở đây để thực hiện nghi thức liên kết dưới sự chứng kiến của các vị anh hùng dân tộc. Bởi đó, trước đài tưởng niệm, tôi hỏi hai đồng chí.”
“Đồng chí Thành Công và Măng Cụt, hai đồng chí có tự do và thực lòng đến đây chứ không bị ép buộc?”
Trương Thành Công: “...”
Hắn có nghe xong câu hỏi này có chút cạn lời, đây không phải là sao chép của nghi thức hôn lễ đấy chứ?
Mặc dù trong lòng nhả rãnh nhưng ngoài miệng Trương Thành Công thì trả lời: “Dạ thưa đúng ạ.”
Ma nữ Măng Cụt cũng gật gật đầu lặp lại.
“Khi chọn liên kết với nhau, hai đồng chí có sẵn sàng thương yêu và chân trọng nhau suốt đời hay không?” Chú Tám hài lòng hỏi tiếp.
Trương Thành Công và Măng Cụt đồng thành trả lời: “Thưa có.”
“Bởi vì hai đồng chí đã quyết định. Hãy cầm tay nhau và nói lên sự ưng thuận của mình.”
Trương Thành Công đi xem đám cưới mấy lần rồi nên cũng biết được đại khái phải làm gì nên đã trước tiên đưa tay mình ra.
Măng Cụt thấy động tác của hắn sửng sốt một chút sau đó rụt rè vươn tay mình ra đặt lên bàn tay to lớn kia. Lúc này cô ở trạng thái linh hồn bắt đầu trở nên ngưng thật vô cùng.
Trong khoảnh khắc bọn họ chạm tay vào nhau như có một cỗ lực lượng thần bí nào đó đem linh hồn cả hai kết nối lại.
“Đây chỉ là ký khế ước cộng sinh thôi không phải kết hôn…”
Trương Thành Công tự nhủ trấn an bản thân ngăn chặn những cảm xúc hỗn loạn xao động trong lòng.
Còn về phần Măng Cụt, cô cảm nhận được lực nắm của Trương Thành Công có chút mạnh cũng không biết là đang suy nghĩ gì. Nghi thức vẫn được tiếp tục.
“Đồng chí Thành Công, đồng chí có đồng ý cùng với đồng chí Măng Cụt trở thành đồng đội? Dù khỏe mạnh hay ốm đau, dù giàu có hay khó khăn, đồng chí vẫn sẽ không rời không bỏ chứ?”
“Cháu đồng ý.”
“Đồng chí Măng Cụt, đồng chí có đồng ý cùng với đồng chí Thành Công trở thành đồng đội? Dù khỏe mạnh hay ốm đau, dù giàu có hay khó khăn, đồng chí vẫn sẽ không rời không bỏ chứ?”
“Cháu đồng ý.”
“Vậy tôi tuyên bố hai đồng chí chính thức trở thành đồng đội của nhau.”
Dứt lời chú Tám xé một mảnh da đặt vào trong tay Trương Thành Công và Măng Cụt. Ngay lập tức nó tan chảy như nước hòa quyện lấy linh hồn của cả hai.
Ký khế ước linh hồn thành công!
.........
Thời gian trôi nhanh như chó chạy ngoài đồng. Cách ngày ký khế ước linh hồn vậy mà đã thật nhiều năm.
Năm đầu tiên Trương Thành Công từ nghĩa trang Văn Điển trở về cục siêu linh hoàn tất thủ tục gia nhập xong liền được đưa đi doanh trại q·uân đ·ội quân khu 3 để đặc huấn các kỹ năng chiến đấu và học tập chính trị. Trong khoảng thời gian này hắn cũng được giao cho các nhiệm vụ chế tạo linh phù đồng thời dạy cho mười thanh thiếu niên được tuyển chọn cách tu luyện và vẽ linh phù.
Sang năm thứ hai Trương Thành Công cuối cùng cũng hoàn thành huấn luyện và học được kỹ năng “Đặc Công Tam Thập Lục Thức” của binh chủng đặc công, q·uân đ·ội nhân dân Việt Nam. Ngoài ra hắn còn từ binh nhì leo lên tới hạ sĩ, dưới tay có mười tên thủ hạ.
Lúc này Cục Siêu Linh gọi Trương Thành Công trở lại căn cứ tiến hành khen ngợi một hồi rồi thưởng cho mấy ngày nghỉ.
Được nghỉ hắn liền đạp xe trở về căn nhà ở quê, đã rất lâu chưa có gặp mấy đứa nhóc nhà anh Thắng làm cho hắn có chút nhớ.
Vừa tới làng Trương Thành Công liền đi tới nhà anh Thắng. Thế nhưng ở nhà chỉ có mấy đứa trẻ con đang tự nấu cơm ăn. Bọn chúng nhìn thấy hắn thì mừng cực, bốn đứa nhốn nháo chạy lại ôm chân kéo áo hô hào: “Chú Thành Công. Chú Thành Công… Lâu lắm rồi mới nhìn thấy chú á. Chú có gì ngon cho tụi cháu không?”
Có vẻ như bọn này không hề nhớ người chú của chúng mà chỉ nhớ đồ ăn ngon.
Trương Thành Công nghe xong cũng không tức giận, trái lại cười đến vô cùng vui vẻ lấy ra toàn bộ số kẹo còn lại trong không gian cá nhân cho bốn đứa nhóc. Thuận tiện cũng hỏi chuyện mẹ chúng đâu mà lại tự nấu cơm trong bếp.
Cô chị cả thấy nhắc tới mẹ mình thì hai mắt đỏ hoe nức nở kể lại.
Thì ra sau chuyện xảy ra đêm hôm gặp ông tướng không đầu, chị dâu đột ngột phát điên. Chị dâu là điên thật, chứ không phải lúc điên lúc tỉnh. Cô chị cả chăn gà nuôi lợn giúp bố nuôi cả nhà. Gia đình không trông nổi mẹ nên hai tháng sau đành phải đưa lên Trâu Quỳ, đường số 5.
Chị dâu cứ tha thẩn ở đấy, dở điên dở dại mà không biết nguyên nhân tại sao.
Biết được tin tức này xong Trương Thành Công đoán chín phần mười là ma quỷ lộng hành. Hắn hỏi cô chị cả cụ thể địa chỉ sau đó đưa cho mấy đứa nhóc một ít tiền xong căn dặn ở nhà tự trông nom cho tốt rồi leo lên xe đạp rời đi…
Ngay đêm đấy vợ anh Thắng về!
Cô chị cả đang ngủ thì mẹ về. Nghe tiếng lạch cạch gọi cửa, cô chị choàng dậy chạy ra cổng thì thấy mẹ đứng ở đấy. Lặng yên, áo quần rách tả tơi, chân đi đất.
Hoảng quá cô chị cả vội chạy ra đưa mẹ vào nhà.
Thắp nến lên, cô chị cả lạnh sống lưng… Mái tóc đen óng ả của người phụ nữ ngoài ba mươi xinh đẹp nhất vùng mà cô chị vừa chải chiều hôm trước khi lên thăm, sau một đêm đã chuyển thành bạc trắng!
Còn chưa hết hoảng sợ thì bỗng nhiên chị dâu cất tiếng nói: "Tao hết điên rồi, thật đấy."
Giọng của chị dâu lúc này lạnh lẽo không có nửa điểm tình cảm nào, nghe như vọng từ đâu ra chứ không phải từ vòm họng.
Một lúc sau anh Thắng tăng ca xong trở về. Nhìn thấy vợ, anh thực sự kinh hãi, không phải vì màu tóc của vợ, mà là vì nhẽ khác…
Khi này cầu Long Biên vẫn là huyết mạch của Hà Nội, là tuyến đường sắt ít ỏi dẫn vào thủ đô, nên q·uân đ·ội đặc biệt phòng bị. Không biết vì lí do gì mà ngoài đường số 5 còn có lính gác và có lệnh giới nghiêm của q·uân đ·ội.
Một đêm tối om, một người phụ nữ điên, một quãng đường từ Trâu Quỳ về Long Biên, với rất nhiều trạm gác và lính tuần. Vậy mà chị dâu tự đi bộ về được?
Khi cả nhà đều đã thức hết, lúc này chị dâu mới bắt đầu kể, giọng nói cũng trở lại như bình thường.
Chị dâu bảo xế chiều Trương Thành Công tới thăm, chẳng biết vì sao khi ấy đầu óc lại rất thanh tỉnh, biết được người này người kia. Đến đầu giờ tối, đang nằm thì tự nhiên rùng mình lạnh hết cả người. Cửa phòng tự mở ra, một người mặc áo trắng bước vào hỏi: "Mày có phải Nhung Không? Muốn về với chồng con thì đi theo tao."
Thế là chị Nhung đi theo. Người ấy dặn lúc nào bảo nằm thì phải nằm, lúc nào bảo bò thì bò, bảo chạy thì phải chạy mà không được hỏi. Chị làm theo y đúc, người như trong cõi mộng, lúc đi qua cầu Long Biên hình như còn bị chăn lại sau đó được Trương Thành Công đứng ra giúp đỡ nên mới được đi qua. Và đến lúc tỉnh ra thì thấy con gái lớn đứng trước mặt.
Nghe hết lời của vợ xong anh Thắng cũng đã đoán được phần nào. Anh vội vàng dắt xe ra ngoài sân đạp đến cửa nhà Trương Thành Công. Quả nhiên lúc này trong nhà đang sáng đèn.