Chương 310: Những người thổi lửa
Vạn Thắng vương có đội Thân Vệ quân hơn trăm người đều là những tay g·iết người không cần đao kiếm. Một nửa vẫn theo Chương mấy tháng nay, nửa còn lại từng tập hậu trại thuỷ binh Đông Phù Liệt mấy tháng trước vẫn bặt vô âm tín, số người biết họ đang ở đâu chỉ vừa đủ một bàn tay.
Nếu Thần Vũ là lực lượng dùng để bảo vệ Vạn Thắng vương thì Thân Vệ quân sẽ dùng cho những nhiệm vụ tuyệt mật.
Chương gọi Vi Thọ Kỳ, Hùng Sơn và Ma Kê, ba A trưởng của Thân Vệ quân, vào soái trại căn dặn kỹ càng mọi sự. Vi Thọ Kỳ, Hùng Sơn và Ma Kê nhận lệnh hành sự.
Sáu mươi Thân Vệ quân tuỳ chọn v·ũ k·hí lạnh theo sở trường, người đem đoản đao, kẻ dùng trường kiếm, một số dùng thương hoặc song đao. Trang bị cơ bản của những binh sĩ này là dao găm có khắc thứ tự, dao găm sắc bén mô phỏng lưỡi lê AK. Trang bị v·ũ k·hí xong xuôi, Thân Vệ quân đem theo y phục thu được của quân La thành rời chỉ huy sở lúc chập tối. Đích đến của họ là trại Tả Phó sứ. Trần Nhật Tôn cung cấp những thông tin cần thiết cho đội Thân Vệ quân trước khi họ rời đi.
Ba quân Thiên Đức gần ba vạn người mà mới chọn ra được hơn trăm người, có thể hiểu rằng những Vi Thọ Kỳ, Ma Kê hay Hùng Sơn đều là tinh binh trong những tinh binh. Bọn Vi Thọ Kỳ phải đánh một vòng khá, nhắm ba chòi canh vòng ngoài ở hướng chính Đông, hướng sông Xích Giang do các chòi canh ở hướng này chưa từng bị quấy phá.
Quân mới thế chân do Vương Thành Cao thống lĩnh hãy còn chưa quen thuộc địa thế quanh trại. Dựa vào những điều Nguyễn Tử Minh dặn dò, Vương Thanh Cao bố phòng cẩn mật song quân số chỉ già nửa so với Tử Minh trước đó nên quân canh cũng vì vậy mà ít hơn. Mỗi chòi canh phía mặt Đông vẫn có 2 người nhưng quân trú trên gò chỉ hơn kém sáu chục.
Vương Thành Cao bố trí quân trú trên các gò đông gấp đôi ở mặt Tây, Tây Bắc và Bắc vì quân Thiên Đức nếu t·ấn c·ông đều sẽ ở mặt đó cả.
Vi Thọ Kỳ, Ma Kê và Hùng Sơn cho binh sĩ thay y phục của quân La thành, sau đó tiếp cận sát chân gò. Những tay thiện xạ dùng cung, nỏ hoặc phi đao diệt gọn 6 binh sĩ trên ba tháp gần như cùng lúc. Kế đó, bọn Vi Thọ Kỳ bò vào mấy lều dùng dao găm lần lượt hạ sát từng binh sĩ đang ngủ mê mệt, chỉ để sống sót 10 người, cột chặt họ vào chân tháp canh, buộc giẻ vào miệng.
Thấy tình hình thuận lợi, Vi Thọ Kỳ và Ma Kê dẫn quân tiến sâu hơn vào trong trại. Được hơn trăm trượng phát hiện toán binh khoảng hai chục người tay giáo tay đuốc đi tuần vòng đang từ phía tay hữu đi đến. Vi Thọ Kỳ và Ma Kê bàn tính, chia quân nép mình trong bóng tối, chờ đội tuần binh đi ngang liền nhất loạt vùng dậy dùng dao đoạt mạng đối phương. Bọn Ma Kê nhặt đuốc lên đi thẳng thêm một quãng rồi dụi tắt trong khi Vi Thọ Kỳ thay y phục quân La thành cho năm cái xác lấy thủ cấp đem đi, không quên chém, rạch thêm vài đường trên y phục tất cả những tuần binh t·hiệt m·ạng.
Bọn Hùng Sơn ở lại canh tù binh và giữ đường lui, không quên dí sát mặt, gằn giọng đe doạ:
-Chúng bay dám đổ vấy cho bọn ông ă·n t·rộm của nhà lão giảng sư mả mẹ gì đó ư? Lại cả gan g·iết hại anh em chúng tao, chúng bay phải c·hết. Thuỷ quân La thành sao để chúng bay đắc lợi như vậy được. Bọn ông sẽ cắt cổ từng đứa.
Lát sau bọn Vi Thọ Kỳ trở ra cõng theo hơn chục tử sĩ trên lưng bảo với bọn Hùng Sơn:
-Rút thôi, đụng bọn đi tuần c·hết mấy anh em, mau lên.
Bọn Hùng Sơn hỏi:
-Mấy thằng này tính sao? Giết quách cho rồi.
Bọn Vi Thọ Kỳ không đáp mà bước phăm phăm về hướng Tây. Bọn Hùng Sơn túm đại một tù binh vội vàng đem đu, “không kịp” hạ sát 9 tù binh còn lại đang s·ợ c·hết kh·iếp.
Máu từ hai thủ cấp nhỏ giọt đến tận bờ Xích Giang, quết lên cây cỏ dọc đường và lau sậy trước khi được bọc gói cẩn thận. Toàn bộ Thân Vệ quân rút lui êm thấm, trở về chỉ huy sở báo cáo tình hình vào trưa ngày hôm sau.
Doanh trại Tả Phó sứ nhốn nháo tung quân đuổi theo đến bờ sông đành quay về. Vương Thành Cao vừa thẹn vừa giận tím ruột gan khi nghe binh sĩ thoát c·hết run lẩy bẩy trình bày đứt quãng.
-Bọn La thành khốn kiếp, một lũ tráo trở, món nợ này chúng ta nhất định phải đòi cả vốn lẫn lãi chứ không thể thiệt đơn thiệt kép. - Vương Thanh Cao nói với tả hữu. - Trại thuỷ của chúng nó bên kia sông có bao nhiêu đứa?
Một tiểu tướng đáp rằng:
-Khoảng hai trăm ạ!
Vương Thành Cao đanh nét mặt, nghiến răng rít từng tiếng qua kẽ răng:
-Ta sẽ báo với ngài Tả Phó sứ nhưng các ngươi hãy nhớ, chúng nó đâm sau lưng bọn ta, lấy mạng hơn bảy chục anh em thì ta đòi lại hai trăm cũng không thiệt.
Cơn giận giữ cộng với chuyện xích mích trước Tết gộp lại, Vương Thành Cao chẳng để tâm đến việc tại sao quân La thành đem tử sĩ đi mà bỏ lại hai thây không đầu. Trong báo cáo gửi riêng Tả Phó sứ, Vương Thành Cao viết rằng 200 thuỷ quân La thành lợi dụng đêm tối đột nhập từ hướng bờ sông Xích Giang, s·át h·ại 72 binh sĩ, bắt đi ba người, bỏ lại 2 xác. Nguyên lai binh sĩ thoát c·hết khai rằng, nghe loáng thoáng quân đột nhập nhắc chuyện c·ướp c·ủa cải trước đây ở nhà thông gia của Tả Phó sứ và đòi mạng vụ tập hậu trại thuỷ mấy tháng trước.
Nguyễn Từ Minh chẳng khờ khạo nhưng đang việc quân đang gấp không thể có thời gian tĩnh tâm suy xét. Từ Minh bảo “Trên đường về rồi tính”. Quân đưa tin nhắc lại lời Từ Minh, bọn Vương Thành Cao lại hiểu là ngài Tả Phó sứ dặn “Trên đường về rồi tính sổ”!
Thật tai hại!
Chỉ biết rằng trại thuỷ quân La thành trấn bên bờ hữu ngạn Xích Giang không phòng bị đã bị diệt sạch, đốt sạch trong một ngày xấu trời. Một thời gian sau đó quân La thành kéo sang đánh Đông Phù Liệt, Đông Phù Liệt cũng dẫn quân đánh lại. Hai bên cứ vậy mà anh đấm tôi đá, hiềm khích, thù hằn ngày một chồng chất mà chẳng ai chịu tìm hiểu căn nguyên của vấn đề. Hoặc giả như có người từng đặt sự nghi ngờ cho quân Thiên Đức nhưng chẳng dám nói ra sợ mang vạ vào thân. Những ngày ấy có một số người cứ nghe tin chiến sự bên sông lại cười sặc nước.
Một kế nhỏ của người trẻ nhóm lửa, một nhúm quân của Vạn Thắng vương thổi lửa. Còn như ai làm cháy lan dường như không phải việc Vạn Thắng vương bận tâm. 72 người t·hiệt m·ạng chằng đáng để kể với toàn bộ s·ố n·gười t·hiệt m·ạng trong cả tháng trời nhưng hậu quả để lại vô cùng lớn, ảnh hưởng đến sinh kế của hàng vạn người bên bờ hữu ngạn Xích Giang.
Nhiều người buộc phải tìm nơi an toàn và huyện Siêu Loại bên bờ tả ngạn là điểm đến ưu tiên khi vừa gần mà nghe đâu chắc chắn toàn mạng!
Lý Mẫn, Đô thống Đại nguyên soái thống lĩnh ba quân vương triều Lý tại La thành năm nay tuổi đã chạm ngũ tuần. Lý Mẫn là hoàng thúc nhà Lý, là chú họ của Trữ quân Lý Long Xưởng. Lý Mẫn giống như nhiều bộ tướng, thuộc tướng dưới trướng ủng hộ Lý Long Xưởng nối ngôi, mặc nhiên coi mình là chính danh còn các sứ quân đều là hạng giặc cỏ.
Lý Mẫn vào trong quân ở tuổi 15, lúc cuộc chiến đánh đuổi Hoa quốc đương lúc gay cấn. Lý Mẫn tỏ ra dũng cảm song tuổi còn quá trẻ, con đường công danh chỉ bắt đầu xán lạn ở tuổi 21 khi được Thái uý Tô Trung Từ nâng đỡ. Bản thân Lý Mẫn vẫn nung nấu ý muốn dẹp loạn các sứ quân cát cứ sau sự biến Tam vương chi loạn. Sau sự biến, các sứ quân tạm chia thành 3 nhóm theo nguồn gốc của người đầu lĩnh.
Nhóm thứ nhất, Lý Long Xưởng và Lý Long Trát, hậu duệ của Lý Nam Vương, coi bản thân là người kế thừa hợp pháp của vương triều Lý.
Nhóm thứ hai có thể kể đến như Vũ Ninh vương Nguyễn Lôi Công, Quảng Trí quân Nguyễn Lôi Phong, Nguyễn Ninh vương Nguyễn Lôi Vũ, Phạm Lệnh công Phạm Khải Ca, Trần Minh công Trần Bính, Đỗ Cảnh quân Đỗ Thục, Dương Bình vương Dương Thiệu Hồng… vốn là những võ tướng nhân cơ hội b·ạo l·oạn mà dấy binh đánh dẹp, cát cứ, tự xưng Công, xưng Vương.
Nhóm thứ ba, nhóm thổ hào thành sứ quân như La Tá Phi La Lệnh công hay các sứ quân hiện trấn ở Bình Kiều, châu Đại Hoàng…
Nhóm sau cùng không tính là sứ quân bởi những hào trưởng, tù trưởng ấy chỉ có vài trăm đến một nghìn bộ binh đóng giữ một vài làng hay động nhỏ, ai mạnh họ ngả theo.