Chương 359: Bóng chim câu
Sớm hôm sau, Chương và Lam Khuê đang ngồi ăn sáng thì Cao Mộc Lân cầm theo bản kế hoạch đến báo cáo. Chương bảo Mộc Lân ngồi ăn cùng nhưng Mộc Lân xin phép báo cáo trước. Thấy Mộc Lân có vẻ gấp gáp, Chương và Mộc Lân ra bàn uống nước.
-Thưa Vương, tôi vừa hay tin làng Lệ Xá có hai người vừa mất, là ông cụ trưởng làng cùng bà vợ.
-Có liên quan gì đến việc chúng ta đang bàn không?
-Bẩm Vương, làng An Viên gần đó… dạ… cũng là trưởng làng… dạ…
Chương nhíu mày:
-Và điểm chung là?
-Chiều qua hai người đó chén tạc chén thù cùng mâm với hai người khác.
-Hai người kia thế nào?
-Dạ cũng nguy kịch, bảy phần khó sống. Họ được đưa đến gặp Thần y Tuệ Tĩnh, chưa rõ sống c·hết ạ.
Lam Khuê cầm giáo chạy vội từ trong phòng ra ngay khi vừa nghe tiếng động lớn. Chương gãi đầu cười:
-Anh lỡ tay làm rơi cái ấm, không có gì.
Lam Khuê nhìn Chương một lát mới thả lỏng quay vào trong. Cao Mộc Lân và mấy nữ cận vệ đang sững người khi Chương tức giận ném tích nước trà xuống nền nhà vỡ toang.
Chương rít lên:
-Bọn này không thể sống, thằng Chu mưu sĩ kia cũng vậy, nó phải c·hết bằng bất cứ giá nào.
Cao Mộc Lân ngập ngừng:
-Bẩm… bẩm Vương. Ông La Đình Kính có đến gặp tôi lúc sớm.
Chương nhìn Cao Mộc Lân, thở phào một cái, ngồi xuống.
-Ông Kính báo với tôi, gia nhân chuyên thử đồ ăn trong phủ trúng độc c·hết t·ại c·hỗ tối hôm qua. Trong phủ náo loạn, ông Kính truy xét người mua thực phẩm trong phủ nhưng người ấy cũng đ·ã c·hết. Ông Kính nghi gian tế Đằng Châu muốn tạo nghi kị trong vùng nên đề nghị tôi cho ông ấy tham gia tiễu trừ gian tế.
-Tham gia?
-Dạ bẩm, ông Kính muốn tham gia phong toả bờ sông.
-Ông ấy từng là thượng cấp của anh, anh thấy thế nào?
-Dạ bẩm Vương, từ ngày Vương cho tôi và gia quyến cuộc sống mới, tôi chỉ biết có Vương. Ngài chỉ thị như nào tôi theo thế ấy.
-Ông Kính hãy còn mặc cảm, ta hiểu. Ta muốn nhân dịp này để dân Tế Giang cũ cùng hướng mũi nhọn vào một kẻ thù chung. Anh phải nhớ, kẻ thù của chúng ta là Dương Cự Vọng, Khổng Chiêu Had vả binh sĩ Đằng Châu chống đối chứ không phải dân Đằng Châu. Hãy để ông Kính tham gia tiễu trừ bọn khốn ở Dạ Trạch, lấy tình nghĩa mà đối đãi, đừng lấy vai vế trên dưới.
-Xin nghe theo lời dạy của Vương. Vậy tôi xin phép lui, chờ Vương xem bản kế hoạch.
-Nửa canh giờ nữa ta sẽ gặp mọi người ở huyện đường, anh bảo cậu Tôn báo tin gấp cho anh Thắng, đề nghị anh Thắng sẵn sàng chờ lệnh chiến đấu. Cấm trại với bất kỳ lý do nào.
Cao Mộc Lân đi rồi, Lam Khuê nhanh chân bước vào ngồi cạnh Chương thủ thỉ:
-Anh nguôi giận, đừng giữ trong lòng mà ảnh hưởng sức khoẻ. Anh uống thêm bát canh nhé?
-Anh xin lỗi. - Chương cười. - Đúng là không kiềm chế được.
-Phải người khác chắc nổi cơn tam bành từ lâu rồi. Chúng em biết anh khổ tâm vì việc này suốt thời gian qua nhưng đâu sẽ vào đó cả thôi.
-Ừm, anh xem xong bản kế hoạch này sẽ đến huyện đường.
Lam Khuê tự tay bê bát canh xương hãy còn nóng để lên bàn rồi ngồi bên cạnh chờ đợi. Chương đành uống mau bởi chỉ có vậy Lam Khuê mới hài lòng rời đi. Trong bốn cô vợ, Lam Khuê nấu ăn ngon nhất, tiếp theo là Duệ,
Thiên Bình và Uyển Như không có thứ hạng, chẳng tính là tệ nhưng biết làm sao được, cũng do hai cô nàng được cưng chiều từ nhỏ.
Sau khi họp bàn tại trụ sở huyện Nghĩa Trụ Hạ mãi đến trưa, ai vào việc người nấy. Cao Mộc Lân lập tức phóng ngựa như bay trở về doanh trại thu một nghìn quân bản bộ phong toả bờ sông Phú Nông. Chập tối xuất phát đến Hiến Doanh. Phạm Bỉnh Di tức tốc về trụ sở huyện Kim Động cùng với Trần Nhật Tôn. La Đình Kính nán lại, ông ta rất vui mừng khi lời đề nghị tham gia tiễu trừ gian tế được chấp thuận. La Đình Kính muốn gửi lời cảm ơn của La Lệnh công đến Chương. Trong cuộc nói chuyện gần nửa canh giờ, La Đình Kính thoải mái bày tỏ tâm tư nguyện vọng. Chương lắng nghe và gợi ý La Đình Kính không nên ở La phủ vui thú điền viên, hãy gia nhập quân Thiên Đức chinh phạt Đằng Châu.
La Đình Kính xin lui về La phủ chuẩn bị binh mã hợp quân tại chằm Dạ Trạch. Chương tiễn La Đình Kính ra sân trụ sở huyện, nói thêm dăm câu xã giao, Chương xoay người trở vào, như trực giác mách bảo, đột nhiên anh dừng chân ngẩng đầu nhìn bầu trời trong xanh đầy nắng của buổi trưa cuối hè.
Anh thấy bóng chim câu bay lên từ rặng tre làng hướng về phương Nam. Gần như ngay lập tức anh hiểu ra vấn đề.
-“Chẳng có lẽ?”
Chương quay lại, trông thấy La Đình Kính đã đi xa một quãng liền sai người gọi lại. La Đình Kính ngạc nhiên hỏi:
-Đại Vương còn điều gì căn dặn?
-Ông đem theo bao nhiêu quân bản bộ?
-Dạ thưa, tôi dẫn hai trăm quân bộ kỵ.
Chương bước đến cầm tay La Đình Kính kéo ra cổng trụ sở, vòng ra bên hông, dừng chân cạnh bức tường đắp đất cao bằng đầu người. Tả hữu chạy theo sau chẳng hiểu Chương định làm gì.
-Ông biết ngôi làng kia chứ?
-Đó là làng Nguyên Hoà. - La Đình Kính đáp.
Chương nhếch miệng cười:
-Sát trụ sở huyện, người trong làng đó quan sát được mọi động tĩnh ở đây. Khá, khá lắm! Ta chủ quan chưa nghĩ đến điều này.
Đoạn anh dặn La Đình Kính:
-Ông dẫn quân bản bộ qua cổng làng Nguyên Hoà, cố ý nghỉ chân tránh nắng, rồi quát tháo quân sĩ đi mau về La phủ, cố ý lộ tin quân sĩ La phủ tối nay phải đến bờ sông Phú Nông lập trại chuẩn bị vượt sông.
-Hả? Thưa Vương, sao… sao lạ vậy ạ?
Chương nhỏ giọng:
-Đêm nay quân sĩ ở La phủ phải ẩn náu thật kỹ, ông đến hội quân ở Kim Động sau cũng được. Ta đồ rằng… nếu ông lộ tin tối nay xuất binh, nửa đêm kiểu gì La phủ cũng có biến. Ông hiểu ý ta chứ?
La Đình Kính tròn mắt, lập tức hiểu ra vấn đề, gật đầu nhanh hơn bổ củi.
-Bắt sống được thì tốt, ta không muốn chúng c·hết dễ dàng. Sớm mai ông dẫn quân đến vây làng Nguyên Hoà cho ta. Làm cho cẩn thận.
La Đình Kính tuân lệnh, Chương thì thầm thêm vài điều trước khi La Đình Kính rời đi. Ngay sau đó, Chương gọi Huyện đội trưởng đến dặn riêng. Hơn một canh giờ sau, binh mã của huyện tập hợp bên mé đằng Tây, cạnh trụ sở chờ lệnh. Quân địa phương phần nhiều người bản địa, bởi vậy tin tức bọn họ phải đến bờ Phú Nông chuẩn bị mọi việc cho quân chủ lực Thiên Đức đánh sang Đằng Châu mau chóng lan trong dân.
Chập tối, Lam Khuê báo cho Chương, từ làng Nguyên Hoà có thêm hai chú chim bồ câu bay về phương Nam.